Tủy răng là gì? Tủy răng là một khối mô liên kết nằm ở trung tâm của răng, ngay bên dưới lớp ngà răng. Được coi là một phần của phức hợp “ngà – tủy”, và còn được gọi là nội nha, hai mô này có liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào sự phát triển và tồn tại của nhau.
Bạn đang đọc: Tủy răng là gì? Tủy răng quan trọng đến mức nào?
Đôi lúc, bạn chơi thể thao và vô tình bị ngã khiến răng bị nứt, gãy, và các nha sĩ yêu cầu bạn phải lấy tủy răng thì mới có thể chữa trị. Bạn không biết rõ tủy răng là gì và tại sao phải lấy tủy răng thì mới chữa răng được. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây giúp bạn nắm bắt được thông tin về cấu tạo và chức năng của tủy răng, tại sao tủy răng quan trọng đến thế.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là gì? Tủy răng là lớp trong cùng của răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt (tế bào gốc) và mô liên kết, cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Nói một cách đơn giản, tủy răng là thứ giúp răng tồn tại.
Khối tủy là một khối mô liên kết có nhiều mạch máu và dây thần kinh, nằm trong một khoảng trống gọi là buồng tủy. Tủy răng phát triển từ các tế bào mào thần kinh và ngưng tụ lại tạo thành nhú răng. Tủy trưởng thành có một lớp tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào ngà nằm xung quanh viền ngoài của tủy. Các loại tế bào khác nhau đặc trưng cho mô này bao gồm nguyên bào sợi, nguyên bào ngà, mô bào, đại thực bào, tế bào mast và tế bào plasma. Ngoài ra, nó cũng chứa một ma trận ngoại bào bao gồm các sợi collagen và chất nền.
Tủy răng là mô sống bên trong có cấu trúc khác nhau tùy theo từng người, độ tuổi và cả các răng hiện có trong miệng của mỗi người. Con người có thể có tới 52 cơ quan tủy khác nhau: 32 cơ quan tủy có thể được tìm thấy ở răng vĩnh viễn và 20 cơ quan có thể được tìm thấy ở răng sữa, 20 cơ quan này sẽ mất đi cùng với răng sữa khi con người lớn dần. Răng cửa hoặc răng nanh chỉ có một ống tủy trong khi răng hàm nhỏ có thể có từ một tới hai ống tủy. Có từ 3 đến 4 ống tủy trong một răng hàm. Sự thật là số lượng ống tủy thực tế thường có xu hướng khác nhau.
Các lớp bên ngoài của răng – ngà răng và men răng – giúp bảo vệ tủy răng. Tuy nhiên, tủy răng có thể bị lộ do sâu răng, nứt răng hoặc nghiến răng mãn tính (tật nghiến răng).
Tủy răng quan trọng đến mức nào?
Sau khi đã biết tủy răng là gì, tầm quan trọng của tủy răng cũng là một điều mà bạn cần nắm rõ. Tủy răng là phần quan trọng nhất của mỗi chiếc răng. Nó được đặt bên trong khoang cứng của răng bao gồm men răng và ngà răng. Công việc quan trọng nhất của tủy răng là sản xuất ngà răng, một mô bị vôi hóa đóng vai trò là lớp thứ hai của răng, hỗ trợ men răng phía trên nó. Ngà răng nằm ngay phía trên buồng tủy, lớp bao bọc tủy răng của ngà răng tạo ra một rào cản vững chắc bảo vệ tủy khỏi môi trường miệng giàu vi sinh vật tránh nhiễm trùng.
Trong trường hợp bị sâu răng, men răng hoặc nướu bị mòn, lớp vỏ bên ngoài bị bào mòn tạo thành các rãnh nứt đen hoặc lỗ sâu răng có thể khiến tủy răng tiếp xúc với các vi khuẩn gây đau đớn hoặc tê buốt, đặc biệt là khi bạn ăn hoặc uống đồ quá nóng hoặc lạnh vì ngà răng sẽ kích thích tủy răng hoặc dây thần kinh. Răng có tủy còn nguyên vẹn có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn so với răng không có tủy.
Tóm lại, tủy răng có các chức năng như sau:
- Bảo vệ chống lại vi khuẩn: Các tế bào miễn dịch trong tủy răng giúp phát hiện và chống lại vi trùng xâm nhập.
- Chức năng cảm giác: Các dây thần kinh trong tủy răng sẽ gây kích thích tủy răng khi chấn thương hoặc đau đớn để có thể nhận biết những thay đổi về nhiệt độ và áp suất, giúp phát hiện điều bất thường (bệnh) ở răng.
- Sự hình thành ngà răng: Tủy răng tạo ra ngà răng (lớp giữa của răng). Ngà răng hỗ trợ men răng (lớp cứng bên ngoài) và bảo vệ tủy răng.
- Sản xuất chất dinh dưỡng: Tủy răng tạo ra các protein, chẳng hạn như albumin và fibrinogen, để giữ cho ngà răng khỏe mạnh.
- Giữ ẩm: Các mạch máu trong tủy răng giúp giữ ẩm cho răng nhằm làm giảm độ giòn của răng và giữ cho răng chắc khỏe.
Các bệnh lý tủy răng thường gặp
Tủy răng không phải là bất khả xâm phạm. Sâu răng, vết nứt và các chấn thương khác có thể làm lộ tủy răng dẫn đến các bệnh lý về tủy răng.
Viêm tủy răng
Có hai dạng viêm tủy răng: Có thể hồi phục và không thể hồi phục:
- Viêm tủy có thể hồi phục được: Đặc trưng bởi tình trạng viêm từ nhẹ đến trung bình và giảm dần khi kiểm soát được từ gốc. Các nguyên nhân thường gặp của viêm tủy có hồi phục bao gồm nhiễm khuẩn do sâu răng, chấn thương cấp tính, chấn thương lặp đi lặp lại do nghiến răng, sốc nhiệt, khoang răng mất nước quá mức trong quá trình phục hồi và bị kích ứng do ngà răng bị lộ.
- Viêm tủy không thể hồi phục: Không giống như viêm tủy có thể hồi phục, viêm tủy không hồi phục chỉ có một nguyên nhân, cụ thể là tủy bị tổn thương do nhiễm khuẩn đến mức không thể nào lành lại.
Tìm hiểu thêm: Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tủy răng hoại tử
Viêm tủy thường dẫn đến đau răng, và khi tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng đến một mức độ nhất định, tủy răng có thể bị chết. Tình trạng này được gọi là tủy răng hoại tử, là tình trạng do viêm tủy mãn tính gây ra. Nếu không được điều trị, hoại tử tủy có thể dẫn đến áp xe răng (tụ mủ bên trong răng và các mô xung quanh). Loại nhiễm trùng này có thể lây lan sang các khu vực khác trong hàm, miệng và cơ thể nếu không được khắc phục sớm.
Vôi hóa tủy răng
Một số người phát triển các vùng vôi hóa trong tủy răng. Những lý do phổ biến nhất cho điều này bao gồm lão hóa tự nhiên và chấn thương răng.
Ít phổ biến hơn, một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa tủy răng, bao gồm bệnh thận, bệnh lý tim mạch, bệnh Paget xương, bệnh cường cận giáp, chứng loạn sản ngà răng, bệnh gout, ngà răng hình thành bị lỗi,…
Trong nhiều trường hợp, vôi hóa tủy răng không cần điều trị, nhưng nếu chiếc răng bị vôi hóa bị nhiễm trùng thì khả năng cao là bạn cần phải điều trị tủy để cứu nó.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?
Hậu quả khi bệnh về tủy răng không được điều trị
Các bệnh về tủy răng nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các hậu quả như sau:
- Nhiễm trùng miệng;
- Áp xe não;
- Viêm màng não;
- Viêm xoang có mủ;
- Viêm mô tế bào quỹ đạo;
- Huyết khối xoang hang.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về tủy răng là gì. Tủy răng là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu của răng. Hãy chú ý đến loại thức ăn nạp vào và vệ sinh răng miệng kỹ càng, thường xuyên để bảo vệ tủy răng nhé!
Xem thêm:
- Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Một số lưu ý sau khi đặt thuốc diệt tủy răng
- Chữa tủy răng có đau không và ai nên chữa tủy răng?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm