Hiện nay y học cổ truyền được nhiều người biết đến và tin tưởng. Một trong những phương pháp nổi tiếng nhất ở y học cổ truyền là bấm huyệt. Có nhiều huyệt đạo ở cơ thể và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về huyệt thân mạch.
Bạn đang đọc: Huyệt thân mạch là huyệt gì? Có nên chữa bệnh bằng cách bấm huyệt?
Các phương pháp chữa trị từ Đông Y từ xa xưa đã được cho là lành tính và ít tác dụng phụ hơn so với Tây Y. Bấm huyệt hay châm cứu là các giải pháp điều trị bệnh phổ biến nhất. Khi tác động vào mỗi huyệt đạo sẽ mang lại những ảnh hưởng nhất định đến một số cơ quan trong cơ thể. Với huyệt thân mạch thì sao? Có lợi ích gì khi bấm huyệt này?
Những điều cần biết về huyệt đạo
Huyệt đạo theo quan niệm của các lương y là nơi thần khí ra và vào cơ thể. Những huyệt này nằm cố định một vị trí và phân bố rộng khắp trên toàn cơ thể. Đặc biệt giữa các huyệt có liên quan mật thiết với nhau và có hiệu ứng lan truyền với nhau khi được tác động.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cơ thể có hơn 300 huyệt đạo trong đó có hơn 100 đại huyệt. Các huyệt đạo như huyệt thân mạch có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các chi, các cơ quan trong cơ thể vậy nên có kiến thức về huyệt đạo sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Một số huyệt đạo và công dụng của chúng khi được tác động đúng cách có thể kể đến như:
- Huyệt Bách Hội: Đây là nơi các kinh dương tụ hội và được xem là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể. Vị trí huyệt nằm ở giữa đỉnh đầu và có thể xác định bằng cách gấp 2 tai về phía trước. Huyệt Bách Hội chính là huyệt nằm ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc chính giữa đầu và đường ngang qua 2 đỉnh vành tai.
- Huyệt Hợp Cốc: Huyệt nằm ngay giữa đốt bàn tay 1 và 2 phía mu bàn tay. Bấm huyệt Hợp Cốc có công dụng trị bàn tay tê đau, méo miệng, đau mắt, nghẹt mũi, viêm họng.
- Huyệt Đản Trung: Theo các bác sĩ Đông Y, đây là huyệt cực kỳ quan trọng bởi nó được xem là “cung điện của tâm”. Huyệt đạo nằm ở điểm gặp nhau của đường thẳng giữa xương ức với đường thẳng qua 2 núm vú (ở nam giới), hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (ở nữ giới). Công dụng của bấm huyệt Đản Trung là điều trị khó thở, đau thần kinh liên sườn.
- Huyệt Cao Hoang: Trong y học cổ truyền, các bệnh điều trị khó được gọi là bệnh nhập Cao Hoang. Đồng nghĩa với việc huyệt đạo này có thể chữa trị được các chứng hư tổn nặng như bệnh đau vùng lưng trên, đau bả vai, khó thở, viêm phế quản, suy nhược thần kinh. Vị trí huyệt này nằm ở ngay dưới đốt sống lưng thứ 4 đo ra 3 thốn.
Trên đây chỉ là những huyệt đạo cơ bản. Còn rất nhiều huyệt đạo khác ở vùng đầu, cổ, bụng, ngực, eo, lưng, mông, cổ tay, cổ chân. Và có thể thấy phương pháp bấm huyệt đạo trong Đông Y giúp chữa trị rất nhiều bệnh và cũng là cách phòng bệnh, tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Huyệt thân mạch là huyệt gì?
Huyệt đạo này còn có tên khác là huyệt Quỷ Lệ hay huyệt Dương Kiều. Vị trí chính xác của huyệt nằm ở vị trí rãnh thẳng tính từ đầu nhọn của mắt cá chân ngoài xuống dưới 0.5 thống, đây là cách xác định vị trí theo thuật ngữ của y học cổ truyền. Còn theo cách giải thích của thuật ngữ giải phẫu thì vị trí huyệt ở:
- Dưới da của huyệt là gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài. Nó thuộc chỗ bám của cơ duỗi ngắn của các ngón chân, rãnh của cơ mác thuộc mặt ngoài xương gót chân.
- Thần kinh vận động cơ tại vị trí huyệt đạo này là các nhánh dây thần kinh cơ và da, dây thần kinh chày trước.
Tìm hiểu thêm: Nên bơi bao nhiêu lần 1 tuần là phù hợp?
Bấm huyệt thân mạch hay châm cứu giúp chữa trị các bệnh như chóng mặt, đau đầu, viêm khớp mắt cá hay động kinh. Ngoài ra bấm huyệt này phối hợp với các huyệt đạo khác trên cơ thể còn giúp chữa các bệnh thần kinh, chữa đau mỏi lưng, chữa chứng rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt.
Sau khi biết được vị trí của huyệt đạo này, chúng ta cần quan tâm đến cách bấm huyệt đúng:
- Kỹ thuật xoa vuốt: Người bấm huyệt cần tạo kích thích nhẹ trên vùng da phía trên huyệt đạo. Điều này giúp kích thích các mao mạch, tăng tuần hoàn, giảm đau.
- Kỹ thuật day miết: Day miết theo hình tròn với tốc độ chậm quanh huyệt đạo. Nên sử dụng lực vừa phải.
- Kỹ thuật bấm huyệt: Dùng ngón tay cái, gốc của bàn tay và phần mô ngón tay út bấm vào vị trí huyệt đạo với lực vừa phải.
Có nên chữa bệnh bằng cách bấm huyệt?
Bấm huyệt thân mạch hay các vị trí huyệt khác mang đến tác dụng chữa bệnh nhất định cho cơ thể. Tuy nhiên có một thắc mắc lớn hơn được đặt ra rằng liệu có nên tin tưởng hoàn toàn vào cách chữa bệnh bằng bấm huyệt?
Bấm huyệt là giải pháp được xây dựng dựa vào hệ thống huyệt đạo của con người. Chúng có liên quan mật thiết với các đường kinh mạch và tạng phủ trong cơ thể. Phương pháp tạo ra áp lực vật lý, không xâm lấn, không chảy máu. Về bản chất, bấm huyệt chính là thủ thuật an toàn, ít tác dụng phụ và mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe.
Bấm huyệt có tác động tốt đến hệ thần kinh, giúp tăng cường lưu thông máu dưới da, giúp cơ thể thải độc tố ra bên ngoài hiệu quả. Bên cạnh đó, bấm huyệt còn giúp giảm áp lực và sự căng cứng của cơ, khớp. Những ai đang mắc bệnh về hô hấp, tiêu hoá cũng nên thử qua phương pháp bấm huyệt.
Tuy nhiên điều trị bệnh bằng bấm huyệt hay châm cứu không áp dụng được cho mọi đối tượng. Vậy nên bạn cần tìm đến cơ sở chữa bệnh uy tín để được thăm khám trước khi ra quyết định chữa trị bằng bấm huyệt. Đặc biệt chỉ điều trị với lương y, người am hiểu về huyệt đạo cũng như phối kết hợp chữa bệnh cùng Tây Y để đạt hiệu quả cao.
>>>>>Xem thêm: Có nên thực hiện xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12?
Trên đây là những chia sẻ về huyệt thân mạch cũng như giải đáp cho bạn thắc mắc có nên chữa bệnh bằng cách bấm huyệt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về huyệt đạo này cũng như có nhiều thông tin về cách chữa bệnh bằng bấm huyệt.
Xem thêm:
- Huyệt chí âm là huyệt gì? Lúc nào không nên bấm huyệt?
- Tác dụng của huyệt phi dương đối với sức khỏe
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm