Một số trường hợp tủy răng bị nhiễm trùng hoặc viêm do sâu răng, nứt răng, chấn thương vùng miệng cần phải lấy tủy vì viêm nặng và tủy chết. Vậy lấy tủy răng có đau không? Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả đều là những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo
Bạn có một chiếc răng bị sâu, viêm, nhiễm trùng, cần phải chữa tủy nhưng lại lo lắng về những cơn đau sau khi chữa tủy? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 75% người lo lắng về cơn đau sau khi thực hiện tiểu phẫu lấy tủy. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi trong quá trình điều trị tủy, nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị hư hỏng và thay thế bằng miếng trám. Các nha sĩ cần phải khoan vào sâu trong chân răng để lấy tủy ra và điều này có thể gây đau đớn và sưng tấy về sau. Vậy nên, không có gì đáng xấu hổ khi sợ hãi cả. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách giảm đau răng sau khi lấy tủy.
Dấu hiệu tủy răng bị hư hại
Trước khi cung cấp các cách giam đau răng sau khi lấy tủy răng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dấu hiệu tủy răng bị hư hại và có thể cần phải lấy tủy. Các vấn đề về ống tủy có thể được xác định bằng một số dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm:
Đau và khó chịu khi cắn hoặc nhai nuốt thức ăn
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của vấn đề về tủy răng là đau và khó chịu khi cắn hoặc nhai thức ăn. Triệu chứng này có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi cá nhân. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau răng, nướu gây ảnh hưởng đến khả năng ăn, uống và thậm chí là nói chuyện.
Nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng hoặc lạnh
Ống tủy xảy ra vấn đề có thể làm tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ, dẫn đến răng bị đau đột ngột khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Điều này có thể gây khó khăn cho việc ăn uống, cản trở thời gian phục hồi ống tủy và ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương.
Nướu mềm, sưng to, đau, sẫm màu
Đây là một vài triệu chứng điển hình cho thấy một người mắc bệnh về nướu. Dù vậy, không phải tất cả các bệnh lý liên quan đến nướu đều giống nhau. Hai chứng bệnh phổ biến nhất ở nướu chính là viêm nướu và viêm nha chu.
Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng. Viêm nướu là khi các mảng bám và cao răng bắt đầu tích tụ giữa nướu và răng. Theo thời gian, vi khuẩn trong mảng bám và cao răng sẽ bắt đầu tấn công và gây nhiễm trùng nướu răng dẫn đến các triệu chứng như nướu bị đau và nhạy cảm, cũng như nướu bị đổi màu (sẫm hơn) và chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Sự tích tụ vi khuẩn cũng có thể gây ra chứng hôi miệng, nó sẽ không biến mất ngay cả khi bạn đánh răng và sử dụng nước súc miệng thường xuyên.
Viêm nha chu là giai đoạn trung gian của bệnh nướu răng. Ở giai đoạn này, nhiễm trùng đã lan rộng và không thể hồi phục được nữa. Vi khuẩn trong nướu sẽ tấn công mô nướu và cấu trúc nâng đỡ răng, gây tổn thương vĩnh viễn cho răng. Các triệu chứng thường gặp của viêm nha chu bao gồm nướu mềm và “xốp”, tụt nướu (làm cho răng trông dài hơn), nướu có cảm giác rất mềm khi chạm vào và nhạy cảm khi nhai.
Răng bị nứt hoặc sứt mẻ
Răng bị gãy, thường được gọi là nứt răng hay hội chứng nứt răng (CTS), là khi một vết nứt xuất hiện trên răng. Vết nứt thường nhỏ và vô hại, nhưng đôi khi nó có thể khiến răng bị gãy hoặc sứt mẻ. Nứt và sứt mẻ răng thường xảy ra do tuổi tác, nghiến răng, chấn thương và các yếu tố khác, thường gặp nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi. Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào của việc nứt răng hoặc bạn cũng có thể bị đau, răng nhạy cảm và nướu sưng tấy. Vấn đề này hoàn toàn có phương pháp điều trị thích hợp tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết nứt trên răng.
Chữa tủy như thế nào?
Lấy tủy là một trong các thủ thuật nha khoa được sử dụng để loại bỏ tủy (mô mềm bên trong răng) bị viêm, nhiễm trùng hoặc bị bệnh. Trong quá trình lấy tủy, nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha sẽ loại bỏ tủy răng bị tổn thương. Sau đó, buồng tủy và ống chân răng sẽ được làm sạch và bịt kín bằng miếng trám hoặc mão răng.
Cần phải biết rằng nếu tủy bị tổn thương, nhẹ hoặc nặng, nhưng không được loại bỏ thì có thể dẫn đến bị viêm (sưng), đau và nhức. Trong trường hợp nghiêm trọng, cả chiếc răng sẽ bị loại bỏ thay vì chỉ mỗi phần tủy răng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc viêm lây lan khắp khoang miệng và cơ thể. Rất may, hầu hết các phương pháp điều trị tủy răng hiện đại đều không tạo thành những cơn đau quá nặng. Mặc dù cơn đau dữ dội sau khi chữa tủy không phổ biến nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở vùng được điều trị.
Tìm hiểu thêm: 10 điều cần lưu ý khi chăm sóc da mùa đông
Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy
Dưới đây chúng tôi gợi ý cho bạn một vài cách giảm đau răng sau khi lấy tủy có hiệu quả.
Ibuprofen
Các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen không chỉ giúp giảm đau mà còn làm giảm sưng quanh nướu. Mặc dù là thuốc không kê đơn nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng, cách dùng trước khi sử dụng thuốc. Nếu ibuprofen không thể làm giảm cơn đau và khó chịu, hãy liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha để mua thuốc giảm đau theo toa.
Orajel
Orajel là một loại gel bôi ngoài da không kê đơn có chứa benzocaine, có tác dụng làm tê tạm thời nướu, dây thần kinh và các mô bị viêm ở vùng điều trị. Tương tự như dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gel bôi Orajel.
Tinh dầu đinh hương
Dầu đinh hương có chứa eugenol có tác dụng gây mê và sát trùng, giúp giảm sưng và tê. Pha loãng dầu đinh hương với dầu ô liu hoặc dầu dừa, sau đó dùng một miếng bông chấm vào dung dịch vừa pha và bôi trực tiếp lên chiếc răng bị ảnh hưởng.
Tỏi
Cắt nhỏ và nghiền 1-2 tép tỏi tươi thành hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp lên vùng răng đau trong 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm tê các đầu dây thần kinh xung quanh giúp giảm đau nhức sau khi lấy tủy. Chỉ cần xoa một vài giọt tinh dầu bạc hà trực tiếp lên răng là đủ.
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách giảm đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả. Trộn nửa thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vòng từ 30 giây đến 1 phút, giúp giảm sưng tấy và kích ứng cũng như làm sạch vi khuẩn, rút ngắn thời gian hồi phục.
Oxy già
Trộn một thìa oxy già với một cốc nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng thật kỹ, có thể giúp giảm viêm và giúp quá trình phục hồi ống tủy dễ dàng hơn.
Oil pulling (súc dầu)
Súc dầu là một phương pháp giảm đau và loại bỏ vi khuẩn, thúc đẩy quá trình lành vết thương bằng cách súc dầu trong miệng trong vài phút. Cho một thìa dầu (dừa hoặc vừng) vào miệng và súc miệng thật mạnh trong 10-20 phút trước khi nhổ hỗn hợp ra (không nuốt).
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc khiến cơn đau trầm trọng thêm, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng làm tăng tình trạng viêm và đau. Ngủ đủ giấc, yoga, thiền, đi dạo, đi chơi, giảm áp lực công việc,… sẽ giúp ống tủy phục hồi nhanh hơn.
Hạn chế ăn thực phẩm có đường, axit và thức ăn cứng
Những thực phẩm nhiều đường khiến vi khuẩn trong miệng hoạt động mạnh hơn. Các thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam quýt và giấm có thể làm tăng cảm giác tê buốt sau khi lấy tủy. Còn áp lực từ thức ăn cứng, giòn có thể gây kích ứng nướu và dây thần kinh làm gia tăng cơn đau.
>>>>>Xem thêm: Liệu không quan hệ có thai không? Những trường hợp có thai không ngờ tới bạn nên biết
Chườm lạnh
Cảm giác lạnh sẽ làm giảm sưng và giảm đau. Để miếng gạc hoặc đá trên vùng bị đau ít nhất 5 phút. Nếu cơn đau và sưng vẫn còn hoặc quay trở lại, hãy lặp lại quá trình này sau mỗi 15 phút cho đến khi ngừng hẳn.
Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, nha sĩ trước khi thực hiện bất kì phương pháp giảm đau răng sau khi lấy tủy nào.
Đừng lo lắng nếu bạn gặp phải tình trạng viêm, sưng, đau và khó chịu ở một mức độ nào đó sau khi lấy tủy. Những tác dụng phụ này sẽ giảm dần trong vòng vài ngày. Bạn nên hạn chế nhai hoặc nghiến răng ở khu vực răng vừa lấy tủy, nhai vào chiếc răng được điều trị có thể gây đau hàm, đau và sưng tấy. Ngoài ra, nghiến răng tạo áp lực lên răng đã điều trị có thể làm nứt hoặc làm hỏng miếng trám hoặc mão răng. Hy vọng với những cách giảm đau răng sau khi lấy tủy được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn không còn lo ngại về cơn đau sau khi chữa tủy răng nhé!
Xem thêm:
- Răng lấy tủy bị vỡ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Tủy răng là gì? Tủy răng quan trọng đến mức nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm