Sỏi tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không?

Sỏi tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không?

Sỏi tuỵ là bệnh phổ biến hiện nay, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Sỏi ở tuyến tụy có nhiều nguyên nhân và nên phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Sỏi tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi tụy không còn xa lạ gì bởi rất nhiều người mắc phải hiện nay. Có rất nhiều lý do để hình thành nên sỏi ở tuyến tụy và nó thực sự nguy hiểm khi sỏi có kích thước lớn và không được điều trị kịp thời. Vậy cụ thể sỏi ở tuyến tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không và phòng tránh bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh sỏi tụy là bệnh gì?

Sỏi ở tụy chính là tình trạng tuyến tụy xuất hiện sỏi và người bệnh thường có cơn đau ở vùng thượng vị (phía trên rốn). Đặc biệt những ai đang mắc bệnh sau mỗi bữa ăn nhiều dầu mỡ thì cơn đau sẽ trầm trọng hơn, chúng có thể lan rộng ra ở bụng trên trái và sau lưng.

Sỏi tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi tụy rất phổ biến hiện nay

Tuyến tụy ở cơ thể đang tiết ra dịch tuỷ – các enzyme để tiêu hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng để hấp thu vào cơ thể. Chính tuyến tụy cũng có chức năng duy trì mức đường huyết ổn định cho cơ thể. Từ những nhiệm vụ quan trọng này, một khi bị sỏi ở tuỵ thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu thức ăn và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Có nhiều nguyên nhân bị sỏi tụy:

  • Biến chứng viêm tụy mạn tính: Bệnh viêm tụy mạn tính có thể hình thành nên sỏi ở tuyến tụy. Bởi bệnh gây vôi hoá nhu mô tuỵ và tạo ra sỏi.
  • Sỏi mật: Nhiều người đang nhầm lẫn giữa sỏi mật và sỏi ở tuỵ. Một khi bị sỏi đoạn cuối ống mật chủ thì chúng có thể chèn ép và gây tắc nghẽn ống tụy, từ đó gây ra sỏi tuyến tụy.
  • Dư thừa canxi: Việc nạp quá nhiều canxi sẽ khiến cơ thể bị lắng đọng canxi. Các phân tử canxi lúc này sẽ tích tụ dần trong tuỵ và tạo thành sỏi.

Ngoài những lý do kể trên thì việc ăn uống và sinh hoạt không điều độ sẽ gia tăng nguy cơ sỏi ở tuỵ. Một số trường hợp mắc bệnh có thể do hút thuốc lá thường xuyên, do mắc bệnh rối loạn tự miễn hay do gen di truyền.

Sỏi tụy có nguy hiểm không?

Những ai bị sỏi ở tuỵ sẽ rất khó nhận ra bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên về sau, các cơn đau sẽ rõ ràng hơn như đau ở thượng vị, hay xuất hiện khoảng 15 – 30 phút sau bữa ăn. Một số người bị sốt cao, buồn nôn, chướng hay căng tức bụng. Vậy sỏi ở tuỵ có nguy hiểm không? Thực tế nếu sỏi có kích thước nhỏ thì không đáng lo, nhưng ngược lại chúng có thể gây ra các biến chứng:

  • Nhiễm trùng: Một khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra do hình thành sỏi thì sẽ đe dọa đến sức khỏe bởi vi khuẩn bắt đầu xâm nhập tới các cơ quan xung quanh. Nhiễm trùng tuỵ cần phải điều trị kịp thời, buộc phải loại bỏ sớm các mô bị nhiễm bệnh và làm sạch ổ bụng.
  • Suy thận: Sỏi tụy có thể là nguyên nhân của bệnh sỏi thận. Một khi suy thận xảy ra, bệnh nhân buộc phải lọc máu thậm chí cơ thể tử vong.
  • Suy hô hấp: Sỏi ở tuyến tụy có thể làm thay đổi hoá học trong cơ thể, nó ảnh hưởng đến chức năng phổi, khiến oxy trong máu giảm xuống ở mức thấp nguy hiểm.
  • Bệnh đái tháo đường: Tổn thương các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy do sỏi có thể dẫn đến bệnh tháo đường do không còn bài tiết được insulin. Lúc này nồng độ đường trong cơ thể sẽ tăng rất cao.
  • Suy dinh dưỡng: Việc bị sỏi ở tuỵ đều khiến tuyến tuỵ giảm sản xuất các enzyme cần thiết để chuyển hoá và hấp thu dinh dưỡng từ nguồn thức ăn. Vậy nên tình trạng suy dinh dưỡng, sụt cân sẽ xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Cách xử trí khi bị con vắt hút máu

Sỏi tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không?
Kích thước của sỏi càng lớn càng nguy hiểm

Tóm lại bệnh sỏi tuyến tụy không thể chủ quan. Ngay khi có những cơn đau bất thường ở bụng, bạn nên kiểm tra sức khoẻ để kịp thời phát hiện bệnh.

Phòng tránh sỏi tụy thế nào cho hợp lý?

Từ những nguyên nhân gây bệnh sỏi ở tuỵ kể trên, ta có thể thấy việc duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý ảnh hưởng lớn đến việc ngăn ngừa sỏi hình thành. Dù là đối tượng đang phải điều trị bệnh sỏi tuyến tụy hay chưa mắc phải cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Hạn chế uống rượu bia: Để phòng ngừa bệnh sỏi tuyến tụy, hãy hạn chế uống rượu bia cũng như các đồ uống gây kích thích, hưng phấn cho cơ thể.
  • Không hút thuốc lá: Dừng hút thuốc lá chính là cách để giảm cơn đau của sỏi tụy. Ngoài ra từ bỏ thuốc lá thực sự là thói quen lành mạnh cho sức khoẻ tổng thể.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn giàu dầu mỡ sẽ làm kích thước sỏi tăng lên. Tốt nhất hãy ăn nhiều rau xanh cùng các chất béo lành mạnh từ ngũ cốc, cá, thịt nạc, trái cây.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung nước cho cơ thể từ 1.5 lít đến 2 lít nước luôn là thói quen tốt. Bởi nước sẽ giúp cơ thể đào thải các cặn bã tốt hơn, hạn chế chất độc đong lại gây sỏi.
  • Vận động: Duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp cơ thể luôn khỏe khoắn và có thể giúp đào thải sỏi ra ngoài cơ thể hiệu quả nhất.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Các chuyên gia nhận định rằng việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp tầm soát bệnh tật hiệu quả trong đó có bệnh sỏi tuyến tụy. Hãy thăm khám sức khỏe 6 tháng một lần trong năm hoặc thường xuyên hơn nếu sức khoẻ không ổn định.

Sỏi tụy là bệnh gì? Sỏi tụy có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nong hàm có đau không?

Ngừa sỏi tụy bằng cách duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Trên đây là những chia sẻ về sỏi tụy. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về bệnh và có cho mình những giải pháp ngừa bệnh phù hợp nhất. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin bổ ích mới nhất nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *