Mu bàn chân là bộ phận dễ bị va đập, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, tập luyện,… dẫn đến tình trạng đau mu bàn chân. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, bệnh lý liên quan đến đau mu bàn chân.
Bạn đang đọc: Đau mu bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Trong tổng số người được phỏng vấn, có đến hơn 40% người từng bị đau mu bàn chân, đây là minh chứng cho thấy tình trạng đau mu bàn chân đang ngày một phổ biến và có rất nhiều người gặp phải. Vậy đau mu bàn chân liên quan đến bệnh lý gì, có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời thích hợp.
Vì sao bị đau mu bàn chân?
Muốn điều trị đau mu bàn chân hiệu quả, bạn cần tìm hiểu, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến đau mu bàn chân. Theo các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm điều trị đau mu bàn chân, tình trạng này có thể do các tác nhân sau:
- Chấn thương ở mu bàn chân là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau mu bàn chân. Các chấn thương này có thể do quá trình sinh hoạt, làm việc, chấn thương khi chơi thể thao, làm việc quá sức, sai khớp, gãy xương, rách dây chằng, bong gân,…
- Tuổi tác cũng là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến đau mu bàn chân. Theo thời gian, xương khớp ngày càng giảm về chất lượng nên dễ tổn thương và bị đau nhức, sưng tấy,… hơn.
- Tăng cân, béo phì cũng có thể là tác nhân tăng nguy cơ bị đau mu bàn chân do bàn chân nói chung và mu bàn chân nói riêng là bộ phận chịu hầu hết áp lực từ trọng lượng cơ thể nên việc cân nặng mất cân đối khiến mu bàn chân chịu nhiều áp lực hơn, dễ bị đau mu bàn chân.
Đau mu bàn chân bị bệnh gì?
Nhiều trường hợp đau mu bàn chân do chấn thương nhưng cũng có các trường hợp đau mu bàn chân do bệnh lý. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng không nên lơ là với dấu hiệu đau mu bàn chân. Theo các chuyên gia nghiên cứu, đau ở mu bàn chân có thể do gãy xương, bong gân,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh sau:
Bệnh về mạch máu
Một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao trong các ca đau mu bàn chân, đó là bệnh mạch máu. Viêm tắc động mạch, hội chứng Raynaud co mạch, u cuộn mạch,… đều là tác nhân khiến mu bàn chân bị sưng đau. Dấu hiệu của bệnh có thể tiến triển theo thời gian, mức độ đau mu bàn chân cũng tăng dần và không thể chữa trị bằng những cách thông thường.
Bệnh cơ xương khớp
Một số bệnh cơ xương khớp có thể dẫn đến tình trạng đau mu bàn chân hoặc kèm theo các biểu hiện khác. Tỷ lệ đau mu bàn chân do bệnh lý xương khớp phổ biến nhất là:
Bệnh Gout: Bệnh nhân Gout là đối tượng có nguy cơ cao bị đau mu bàn chân. Nguyên nhân là do lượng axit uric cao trong máu khiến cho các xương ở bàn chân tích tụ lâu ngày và gây đau nhức khó chịu.
Bệnh thoái hóa khớp: Bệnh lý mạn tính về cơ xương khớp – thoái hóa khớp có triệu chứng phổ biến là đau nhức xương khớp, trong đó có đau mu bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh có thể là làm việc quá sức, làm việc, sinh hoạt sai tư thế, chấn thương,… Bệnh có một số triệu chứng khác như sưng tấy khớp, nóng đỏ khớp,…
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây nên nhiều hệ quả với sức khỏe, đặc biệt là khả năng vận động, làm việc của người bệnh. Nếu bạn bị đau mu bàn chân kèm theo nóng đỏ khớp và khó khăn khi đi lại, vận động,…, bạn nên đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ về triệu chứng thường gặp và tiến hành khám chữa bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thải độc gan nên uống sáng hay tối?
Bệnh thần kinh gây đau mu bàn chân
Theo các khảo sát công khai cho thấy, có khoảng 10% bệnh nhân đau mu bàn chân do bệnh thần kinh, dây thần kinh ở mu bàn chân bị chèn ép gây đau nhức khó chịu. Các bệnh thần kinh điển hình có triệu chứng là đau mu bàn chân gồm đau thần kinh tọa biến chứng của thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, hội chứng đường hầm,… Tình trạng này kéo dài có thể làm rối loạn cảm giác ở mu bàn chân, thậm chí teo cơ, mất khả năng vận động.
Bị đau mu bàn chân có nguy hiểm không?
Nhiều người khi bị đau mu bàn chân lo là, cho rằng đây chỉ là triệu chứng đau thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên, có khoảng 20% các ca đau mu bàn chân là do bệnh lý, cần được điều trị trước khi xảy ra biến chứng nặng hơn.
Nếu bị đau mu bàn chân sau khi té ngã, chấn thương thể thao,… bạn cần sơ cứu kịp thời, xác định có bị bong gân, trật chân,… hay không, áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Đối với những người bị đau mu bàn chân kéo dài trên 1 tuần không giảm hoặc đau mu bàn chân tái phát nhiều lần, hãy đến gặp bác sĩ sớm sẽ tốt hơn.
Dấu hiệu cho thấy tình trạng đau mu bàn chân nên đi khám là các dấu hiệu đi kèm như đau nhức lan lên đến bắp chân, giảm cảm giác ở mu bàn chân, khó khăn trong vận động, rối loạn cảm giác, tê mỏi bàn chân, sốt cao, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…
Cách cải thiện tình trạng đau mu bàn chân
Tình trạng đau mu bàn chân có thể được cải thiện cảm giác đau nhức bằng các cách sau đây:
Nghỉ ngơi: Sau khi chấn thương bạn phát hiện bị đau mu bàn chân, hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tối đa vận động chân bị đau nhưng vẫn nên mát xa, xoa bóp đều đặn để hạn chế cứng khớp.
Ngâm chân với nước ấm: Nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn ra, tăng lưu thông máu đến cơ, gân, dây chằng,… ở chân, giảm triệu chứng đau nhức, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc củ ấu tẩu: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng tránh an toàn, hiệu quả
Uống thuốc: Nếu bạn được bác sĩ kê các loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc naproxen,…, hãy uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng theo đơn thuốc từ bác sĩ.
Phẫu thuật: Với một số trường hợp đau mu bàn chân do bệnh lý, bác sĩ có thẻ chỉ định thực hiện phẫu thuật để xử lý vùng bị thương, tránh các biến chứng lâu dài sau này.
Đau mu bàn chân là hiện tượng phổ biến, dễ điều trị và đa số không gây nguy hiểm nhưng bạn cũng cần lưu ý quan sát, theo dõi sức khỏe thường xuyên. Để cải thiện đau mu bàn chân người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, chất dinh dưỡng có lợi, tránh xa đồ uống có cồn, thuốc lá,…
Xem thêm:
Đau bàn chân cảnh báo bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị
Các phương pháp xử lý trật khớp mu bàn chân tại nhà
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau chânTay chânCơ xương khớp