Bạn đang đọc: Huyệt Duy Đạo – huyệt vị hỗ trợ điều trị táo bón
Vị trí huyệt Duy Đạo ở đâu? Tác dụng của huyệt vị này trong cứu chữa bệnh là gì? Câu trả lời sẽ được Nhà thuốc Long Châu tiết lộ trong bài viết này.
Để có thể có những tác động đúng phương pháp và đúng kỹ thuật lên huyệt Duy Đạo, đầu tiên chúng ta cần xác định chính xác vị trí của huyệt.
Vị trí huyệt Duy Đạo
Huyệt Duy Đạo là nơi hội với mạch Đới. Vì vậy, huyệt vị này được đặt tên là Duy Đạo. Bên cạnh đó, chúng ta còn có một cách cắt nghĩa khác về tên gọi của huyệt vị này: Từ “Đạo” là lối đi, con đường, ý chỉ huyệt này là sự kết hợp của mạch Đới và kinh Túc Thiếu dương Đởm. Huyệt Duy Đạo cũng nằm trên đường mà ngang qua đó phần trước cơ thể nối với mạch Đới. Chính vì vậy, huyệt vị này có tên gọi là Duy Đạo.
Ngoại Xu là tên gọi khác của huyệt Duy Đạo. Huyệt được mô tả đầu tiên trong Giáp Ất Kinh và là huyệt thứ 28 của kinh Đởm. Bên cạnh đó, huyệt vị này hội với mạch Đới. Huyệt Duy Đạo nằm phía trước dưới gai chậu trước trên, ở dưới huyệt Chương Môn 5,3 thốn và phía trước dưới huyệt Ngũ Xu 0,5 thốn.
Xét về mặt giải phẫu, vị trí của huyệt tương ứng như sau: Dưới da là bờ dưới của cơ chéo bé ở bụng, cơ chéo to, cơ ngang bụng, phúc mạc, mạc ngang, đại trường. Thần kinh vận động cơ khu vực này là dây thần kinh bụng – sinh dục và 6 dây thần kinh liên sườn dưới. Da vùng này được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác dụng của huyệt Duy Đạo
Theo quan điểm Đông y, huyệt vị này có tác dụng lý đại trường, khí trệ và tiểu trường, làm co rút mạch đới. Chính vì vậy, huyệt thường được ứng dụng trong điều trị bệnh lý táo bón.
Bạn có thể nhận biết những dấu hiệu táo bón như sau: Số lần đại tiện giảm, phân rắn, thời gian đại tiện dài, bụng bị đầy hơi,… Theo Y học cổ truyền, táo bón chia thành 5 thể theo nguyên nhân: Can tỳ khí trệ, vị trường thực nhiệt, tỳ thận dương hư, tỳ phế khí hư, huyết hư âm khuy. Đông y cũng cho rằng đại tiện bí thường do người bệnh là người có nguyên khí bạc nhược, khí bất túc.
Huyệt Duy Đạo có tác động chủ yếu lên dạ dày và đại tràng. Vì vậy, khi thực hiện các kỹ thuật điều trị lên huyệt sẽ giúp cải thiện rõ các triệu chứng của đường tiêu hóa. Để điều trị táo bón theo Đông y, các bác sĩ sẽ chỉ định day ấn huyệt Duy Đạo nhằm giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng khó tiêu, đau bụng do đầy hơi. Có thể nói, chỉ cần xác định đúng vị trí của huyệt và có những tác động đúng kỹ thuật thì hoàn toàn có thể trị táo bón hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết “mở cõi” của FPT Long Châu
Bên cạnh công dụng trị táo bón, các bác sĩ có thể ứng dụng kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt lên huyệt Duy Đạo để điều trị các chứng bệnh sau: Viêm nội mạc tử cung, đau thắt vùng bụng dưới.
Hướng dẫn châm cứu vào huyệt Duy Đạo
Thời gian gần đây, phương pháp châm cứu điều trị bệnh đang được ứng dụng rộng rãi. Nhiều người lựa chọn kỹ thuật trong Y học cổ truyền này nhờ những ưu điểm: Chi phí thấp, dễ thực hiện, hạn chế biến chứng, không sử dụng thuốc,…
Vậy châm cứu là gì? Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng kim châm làm từ kim loại để châm xuyên qua da tại vị trí huyệt cần tác động. Quá trình này nhằm kích thích huyệt vị để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các bước châm cứu như sau:
- Bước 1: Bác sĩ chuẩn bị các dụng cụ châm chuyên dụng.
- Bước 2: Dùng tay xác định chính xác vị trí của huyệt.
- Bước 3: Dùng cồn sát trùng vị trí châm.
- Bước 4: Luồn kim xuyên qua da, châm thẳng, châm sâu từ 0,5 – 1,5 thốn.
- Bước 5: Lưu kim hoặc rút kim sau đó sát trùng vết kim châm.
Cách xoa bóp bấm huyệt tác động lên huyệt Duy Đạo
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp phòng và chữa bệnh theo lý luận của Y học cổ truyền. Người thực hiện sẽ dùng ngón tay, bàn tay là chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Máu kinh màu nâu có bình thường không? Nên làm gì khi máu kinh màu nâu?
Xoa bóp bấm huyệt có khả năng chữa một số chứng bệnh với kết quả tốt, độ an toàn cao, người bệnh có thể cảm thấy giảm nhẹ triệu chứng sau vài lần thực hiện. Quy trình xoa bóp như sau:
- Bước 1: Xoa vuốt: Dùng đầu ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mô ngón tay út xoa vuốt kích thích nhẹ trên da và tổ chức dưới da nhằm gây giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, giảm đau, giảm phù nề.
- Bước 2: Day miết: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón cái ấn xuống da người bệnh với sức vừa phải. Thủ thuật này giúp giảm sưng đau.
- Bước 3: Nắn bóp: Giúp giãn mạch tại chỗ rõ rệt nhằm chống đau, chống cơ co cứng, kích thích cơ – thần kinh bị liệt,…
- Bước 4: Đấm chặt: Tác động sâu đến xương khớp và toàn thân thông qua lực truyền tùy mức độ.
- Bước 5: Rung lắc: Giúp lan tỏa sâu và rộng, kích thích hoặc phục hồi các phản xạ và dẫn truyền thần kinh. Kỹ thuật này giúp làm mềm cơ, trơn khớp, giảm mỏi mệt.
- Bước 6: Bấm huyệt: Dùng tay tác động lên huyệt.
- Bước 7: Vận động khớp: Giúp khớp được bôi trơn, phá vỡ tổ chức xơ dính làm mở rộng tầm vận động đối với phần khớp bị hạn chế vận động.
Nếu biết nắm bắt được công dụng, vị trí của huyệt Duy Đạo sẽ hỗ trợ việc điều trị bệnh được hiệu quả. Việc tác động lên huyệt chỉ nên được thực hiện bởi những chuyên gia Đông y. Người bệnh lưu ý tránh tự tìm hiểu và thực hành tại nhà.
Xem thêm:
- Các huyệt đạo trên cơ thể – Bấm đúng huyệt chữa bách bệnh
- Huyệt Âm Thị là gì? Chức năng của huyệt Âm Thị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Huyệt đạoY học cổ truyền