Phế quản: Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ

Phế quản: Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ

Bạn đang đọc: Phế quản: Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ

Phế quản đóng vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, chức năng và cách phòng ngừa các bệnh về phế quản.

Nhắc đến phế quản, người ta thường nghĩ ngay đến nhiệm vụ duy trì quá trình trao đổi khí của cơ thể. Vậy phế quản nằm ở đâu? Phế quản có chức năng gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Vị trí của phế quản

Hệ hô hấp của con người được chia thành 2 phần là hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Trong đó, phế quản thuộc vào hệ hô hấp dưới, nằm cạnh các cơ quan khác là khí quản, khí nang, màng phổi và phổi. Chúng kết hợp hài hòa với nhau để làm tốt nhiệm vụ dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí.

Do nằm ở hệ hô hấp dưới nên vị trí của phế quản thường nằm ngang với đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5. Bộ phận này cũng được tách thành 2 phần chính, bao gồm: Phế quản gốc phải và phế quản gốc trái. Chúng tương ứng với 2 lá phổi, liên kết với cơ quan này qua 2 rốn phổi. Vị trí phế quản tách ra còn được gọi với cái tên khác là ngã 3 khí phế quản.

Không những vậy, khi đi vào phổi, phế quản lại tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn, tạo thành một cây phế quản chằng chịt. Đây chính là cơ sở quan trọng để phân chia các thùy của lá phổi.

Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ phế quản - 1

Phế quản là cơ quan quan trọng trong hệ hô hấp của con người

Cấu tạo của hệ thống phế quản

Xét về cấu tạo mô học của phế quản, hệ thống phế quản có hình dạng lăng trụ. Mặc dù kích thước ống không giống nhau xuyên suốt chiều dài của cây phế quản, nhưng nó đều được tạo thành bởi 4 lớp cơ bản. Đó là:

Lớp niêm mạc

Lớp niêm mạc nằm bên trong cùng của phế quản. Đây cũng chính là lớp tế bào trụ giả tầng, có chứa các lông chuyển và tuyến khí quản. Khi không khí đi sâu vào bên trong phế quản, các lông chuyển có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn và virus gây bệnh và đẩy ra ngoài bằng phản ứng ho.

Lớp đệm

Lớp đệm của hệ thống phế quản nằm ngay sát với lớp niêm mạc, hay còn được biết đến là lớp mô liên kết thưa.

Lớp cơ trơn

Cơ trơn có tên gọi khác là cơ Reissessen. Cơ chế hoạt động của cơ trơn là co giãn theo tín hiệu tự động từ hệ thần kinh. Từ đó, kiểm soát lượng không khí đi vào trong phổi bằng cách thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí.

Không những vậy, cơ trơn còn được điều khiển bởi thần kinh giao cảm có tác dụng làm giãn cơ, còn thần kinh phó giao cảm sẽ làm cho cơ co lại. Ở các bệnh nhân bị hen suyễn, thần kinh phó giao cảm thường dễ trở nên nhạy cảm, dẫn đến co thắt quá mức và gây nên hiện tượng khó thở.

Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ phế quản 2

Lớp cơ trơn có tác dụng điều hòa lượng không khí đi vào trong phổi

Lớp sụn sợi

Lớp sụn sợi nằm ngoài cùng, có tác dụng định hình nên hình dạng của phế quản. Đồng thời, nó còn đóng vai trò chính trong quá trình dẫn khí đi vào phổi. Tuy nhiên, các tiểu phế quản nhỏ sẽ không còn lớp sụn sợi bao bọc bên ngoài.

Chức năng của phế quản

Thông thường, người ta thường biết đến phế quản với chức năng chính là hô hấp. Bên cạnh đó, khi kết hợp với hoạt động của hệ thần kinh thực vật, phế quản còn có vai trò dẫn khí, bảo vệ phổi và phát âm. Cụ thể:

Dẫn khí

Phế quản có cấu tạo là các ống dẫn khí vào 2 lá phổi thông qua đường hô hấp trên là mũi, họng và thanh quản. Khi không khí đi vào bên trong phổi, lồng ngực sẽ tiếp tục co bóp và khí nang tạo ra áp suất âm để đẩy khí CO2 ra bên ngoài.

Bảo vệ phổi

Vai trò bảo vệ phổi của phế quản được thể hiện ở các đặc điểm như:

  • Các lông chuyển phân bố rải rác khắp chiều dài ống phế quản sẽ ngăn cản các chất có hại rơi vào phế quản. Phế quản cũng thường xuyên tiết ra chất immunoglobulin có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho niêm mạc phổi.
  • Sau khi đi qua phế quản, hơi nước có trong bộ phận này sẽ làm ẩm không khí một cách nhanh chóng.
  • Phế quản cũng đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ của không khí, đảm bảo khí trong phế nang được cân bằng với nhiệt độ của cơ thể.
  • Phế quản có nhiệm vụ tạo ra các luồng không khí và đẩy ngược từ phổi lên thanh môn. Từ đó, làm rung hai dây thanh quản để phát ra âm thanh theo tín hiệu của não bộ.

Tìm hiểu thêm: Nóng gan gây nhiệt miệng có nguy hiểm không? Các phương pháp chữa trị đơn giản tại nhà

Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ phế quản 3
Lớp lông bên trong ống phế quản giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn

Các bệnh lý về phế quản thường gặp

Ở các khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam, bệnh về phế quản là một trong những loại bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến phế quản mà bạn cần hết sức đề phòng:

  • Viêm phế quản cấp tính: Người bị viêm phế quản thường có các biểu hiện đặc trưng như: Sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, ho khan, khạc đờm trắng, đau rát vùng ngực và cổ họng.
  • Hen phế quản: Đây thường là bệnh lý mãn tính, gây khó thở, tức ngực và tắc đường thở thành từng đợt. Do đó, những người bị hen phế quản được khuyến cáo nên tránh xa phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ,… Chúng là những nguyên nhân chính khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giãn phế quản: Là tình trạng các phế quản nhỏ bị giãn ra quá mức, làm rối loạn cấu trúc các lớp niêm mạc và kích thích quá trình tiết dịch trong phế quản.
  • Ung thư phế quản phổi nguyên phát: Theo thống kế, 90% các trường hợp mắc bệnh ung thư phế quản phổi là do thói quen hút thuốc. Bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp và có thể di căn nhanh chóng đến những cơ quan khác trong cơ thể.

Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ phế quản 4

Bệnh nhân bị hen phế quản cần sử dụng thuốc thường xuyên để kiểm soát bệnh

Phòng ngừa các bệnh lý về phế quản như thế nào?

Hệ thống cây phế quản được coi là nguồn sống của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp sau trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của phế quản nói riêng và hệ hô hấp nói chung:

  • Giữ ấm cổ họng và phần ngực vào mùa đông;
  • Đảm bảo môi trường sống xung quanh luôn được sạch sẽ, thoáng mát;
  • Hạn chế tiếp xúc các loại phấn hoa, lông chó mèo, mạt, bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc lá,…
  • Tránh xa những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp;
  • Không đi qua khỏi nhà khi thời tiết lạnh, trở gió và nồm ẩm;
  • Vệ sinh răng miệng và sử dụng nước súc miệng 2 lần/ngày;
  • Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ như: Vacxin phế cầu, vacxin Haemophilus influenzae;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây;
  • Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại xâm nhập vào hệ hô hấp.

Tìm hiểu ngay về cấu tạo, chức năng và cách bảo vệ phế quản 5

>>>>>Xem thêm: Cách chữa đau tai tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Cha mẹ nên cho trẻ tiêm vắc – xin phòng bệnh trong thời gian quy định

Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về vị trí, cấu tạo và chức năng của phế quản. Hãy chia sẻ kiến thức bổ ích này đến các thành viên trong gia đình và bạn bè khi chăm sóc sức khỏe nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Cơ thể ngườiHô hấp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *