Bạn đang đọc: Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Nguyên nhân và điều trị
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là một trong những chấn thương đầu nguy hiểm nhất có thể làm tổn thương não nặng nề và dẫn đến nguy cơ tử vong. Vậy máu tụ dưới màng cứng cấp tính là gì?
Tai nạn hoặc tổn thương vùng đầu là nguyên nhân dễ hình thành tình trạng máu tụ dưới màng cứng. Trong đó, máu tụ dưới màng cứng cấp tính là thể chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất và gây nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh lý trên là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào?
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là gì?
Màng não là lớp màng lót để bảo vệ não, bao bọc toàn bộ não trong hộp sọ. Màng não gồm có 3 lớp: Lớp trong cùng gần nhất với não được gọi là màng mềm, lớp giữa là màng nhện và lớp ngoài cùng nằm sát với xương sọ là màng cứng.
Hiện tượng máu tụ dưới màng cứng là trạng chảy khối máu tụ được hình thành ở trong khoang dưới màng cứng (khoang ở giữa màng nhện và màng cứng). Tình trạng này xuất hiện khi có chấn thương tại đầu làm tổn thương và chảy máu 1 hoặc nhiều mạch máu khác ở gần hoặc ở trong khoang dưới màng cứng. Máu chảy từ các mạch máu này sẽ tụ lại và hình thành các cục máu đông trong khoang dưới màng cứng.
Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh mà người ta chia thành:
- Máu tụ dưới màng cứng cấp tính;
- Máu tụ dưới màng cứng bán cấp;
- Máu tụ dưới màng cứng mãn tính.
Trong đó, máu tụ dưới màng cứng cấp tính là tình trạng máu tụ được hình thành nhanh chóng và xuất hiện các triệu chứng ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ đầu sau khi chấn thương sọ não. Lúc này, áp lực lên não tăng nhanh, người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng sẽ có thể bị bất tỉnh, bị liệt hoặc thậm chí tử vong.
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính chiếm tỷ lệ 10% đến 20% tổng số ca chấn thương sọ não và xuất hiện ở 30% các ca chấn thương gây tử vong.
Nguyên nhân gây máu tụ dưới màng cứng cấp tính là gì?
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là tổn thương sọ não nặng do đứt vỡ các tĩnh mạch ở vỏ não hoặc thành bên của các xoang tĩnh mạch. Một số nguyên nhân gây nên bệnh lý được biết đến bao gồm:
- Chấn thương sọ não: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh lý;
- Teo não dẫn đến làm căng các mạch máu và tăng nguy cơ xuất huyết dù chấn thương rất nhẹ;
- Các tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu tự phát dưới màng cứng như trong trường hợp dùng thuốc kháng đông (kháng kết tập tiểu cầu, thuốc kháng vitamin K), giảm tiểu cầu, bệnh máu khó đông (haemophilia A, haemophilia B);
- Dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não;
- U màng não gây xuất huyết;
- Biến chứng sau khi thực hiện các phẫu thuật thần kinh.
Triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng cấp tính
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính thường xuất hiện các triệu chứng ngay sau khi chấn thương hoặc trong vòng vài giờ sau chấn thương. Mức độ nặng, nhẹ của triệu chứng tùy thuộc vào thời gian, tốc độ chảy máu và kích thước khối máu tụ. Một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Rối loạn tri giác: Vật vã, kích thích, hôn mê ngay sau khi bị chấn thương. Bệnh nhân có thể hôn mê ngay tại thời điểm chấn thương hoặc một số trường hợp sẽ có khoảng tỉnh, sau đó bị suy giảm ý thức dần dần và bắt đầu rơi vào hôn mê.
- Nếu khối máu tụ có kích thước lớn sẽ chèn ép nhu mô não sẽ gây tăng áp lực nội sọ dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, nôn ói, giãn đồng tử, co cứng và co giật toàn thân.
- Yếu liệt tay chân nửa bên thân người, liệt dây thần kinh sọ ở bên đối diện tổn thương não.
- Giãn đồng tử cùng bên tổn thương hoặc đối diện bên tổn thương nếu thân não bị đẩy lệch sao bên đối diện.
- Mạch chậm, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở, rối loạn thân nhiệt và nhịp tim.
- Đau đầu dữ dội, chóng mặt, khó ăn.
Chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng cấp tính
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là phương pháp được lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng cấp tính. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính xuất hiện trên ảnh chụp cắt lớp vi tính dưới dưới dạng một khối dày đặc hình lưỡi liềm hoặc nửa vầng trăng cắt ngang, nằm trên phần lồi của não, liềm não hoặc lều tiểu não.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng nắng: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa
Ngoài ra, để chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng cấp tính còn có thể dựa trên các kỹ thuật cận lâm sàng khác bao gồm:
- Xét nghiệm máu đếm số lượng tiểu cầu, định lượng các yếu tố đông máu, xét nghiệm về chức năng đông máu nếu nghi ngờ bệnh lý huyết học.
- Chụp cộng hưởng từ não: Đây là phương pháp độ nhạy cao hơn trong việc phát hiện xuất huyết trong não, máu tụ dưới màng cứng nhỏ và máu tụ dưới màng cứng ở khe liên bán cầu.
- Chụp mạch máu não: Xét nghiệm cận lâm sàng này được chỉ định trong trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây máu tụ dưới màng cứng cấp tính bằng chụp cắt lớp vi tính CT scan sọ não hay MRI não. Chụp mạch máu não còn có thể phát hiện được túi phình mạch máu, các dị dạng mạch máu và các tổn thương thành mạch.
Phương pháp điều trị máu tụ dưới màng cứng cấp tính
Lựa chọn phương pháp điều trị máu tụ dưới màng cứng cấp tính phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng, tốc độ hình thành khối tụ máu và kích thước của khối máu tụ.
Nếu tụ máu dưới màng cứng cấp tính có kích thước nhỏ (
Trong trường hợp người bệnh tình trạng tiến triển xấu hơn, xuất hiện các triệu chứng về áp lực nội sọ tăng dần, các triệu chứng như yếu một bên chi, rối loạn hơi thở, rối loạn ngôn ngữ hoặc trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy khối máu tụ tăng kích thước thì cần phải tiến hành phẫu thuật. Một số các phương pháp phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính bao gồm:
- Phẫu thuật khoan lỗ hộp sọ: Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ qua hộp sọ tại vị trí của khối máu tụ dưới màng cứng hình thành để hút máu tụ ra ngoài. Sau khi máu tụ được hút hết, vết mổ sẽ được khâu kín lại.
- Phẫu thuật mở nắp hộp sọ: Phương pháp mở nắp sọ sẽ giúp làm giảm áp lực nội sọ nhanh chóng. Một phần của hộp sọ sẽ được cắt ra để lộ ra não và màng não mở đường cho việc lấy khối máu tụ ra ngoài. Khi đã phẫu thuật xong, phần của hộp sọ cắt ra sẽ được đặt và cố định lại tại vị trí cũ.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị tình trạng viêm ổ hốc mắt do viêm xoang
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh. Người bệnh cần được điều trị nhanh chóng để có kết quả tốt cũng như ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đối với sức khỏe.
Xem thêm: Quy trình phẫu thuật tụ mủ dưới màng cứng được thực hiện như thế nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:rối loạn đông máu