Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?

Bạn đang đọc: Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?

Nam giới mắc một số bệnh lý có thể gây hoại tử tinh hoàn và cần cắt bỏ. Đặt tinh hoàn nhân tạo là kỹ thuật giúp thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ sau điều trị. Đây là phương pháp mang tính nhân văn, hỗ trợ người bệnh giảm bớt mặc cảm, tự ti từ khiếm khuyết trên cơ thể. Vậy đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Phương pháp này mang lại lợi ích gì cho nam giới?

Việc phải cắt bỏ tinh hoàn có thể khiến nam giới bị trầm cảm, stress, thiếu tự tin trong cuộc sống tình dục do khiếm khuyết bộ phận quan trọng, dễ bị mặc cảm với bạn đời. Hiện nay kỹ thuật đặt tinh hoàn nhân tạo đã mang lại nhiều hy vọng và sự tự tin vốn có cho cánh mày râu. Nhiều người lo lắng rằng đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người thực hiện không?

Tinh hoàn nhân tạo là gì?

Tinh hoàn nhân tạo là bộ phận được mô phỏng lại với hình dáng của tinh hoàn thật, nhằm mục đích thay thế tinh hoàn đã bị mất đi sau khi điều trị bệnh hay dị dạng do bệnh hoặc bẩm sinh. Tinh hoàn nhân tạo được làm từ silicon, bên trong chứa dung dịch nước muối và những thành phần này đều đã được chứng nhận an toàn sức khỏe cho người bệnh.

Hiện nay, có nhiều loại tinh hoàn nhân tạo với kích thước và khối lượng khác nhau. Trước khi tiến hành đặt tinh hoàn, người bệnh sẽ được kiểm tra để lựa chọn loại tinh hoàn nhân tạo có kích thước tương ứng với tinh hoàn thật để đảm bảo về mặt cảm giác cũng như thẩm mỹ cho người bệnh.

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? 2

Đặt tinh hoàn nhân tạo là phẫu thuật thực hiện nhằm mục đích thay thế tinh hoàn cũ đã bị cắt bỏ

Về mặt chức năng, tinh hoàn nhân tạo chỉ là một khối silicon chứa đầy nước muối nên nó không có khả năng sản xuất ra testosterone như tinh hoàn thật được. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ và cảm nhận thì nó có đóng góp lớn trong việc xoa dịu cảm giác tự ti, mặc cảm của người bệnh khi không may phải cắt bỏ đi một bên hay toàn bộ hai tinh hoàn, giúp cải thiện tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Khi nào nên đặt tinh hoàn nhân tạo?

Quyết định đặt tinh hoàn nhân tạo hoàn toàn là sự lựa chọn của người bệnh. Khi có kế hoạch điều trị cụ thể, bác sĩ thường sẽ tư vấn và hỏi ý kiến của bệnh nhân về việc đặt tinh hoàn nhân tạo ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn thật. Nếu nhận được sự chấp thuận từ người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn tinh hoàn phù hợp và tiến hành cấy ghép cho người bệnh.

Một số trường hợp nên thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo như:

  • Dị dạng tinh hoàn, teo tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn bẩm sinh.
  • Cắt bỏ tinh hoàn do nhiễm trùng hoặc do xoắn tinh hoàn gây hoại tử.
  • Gặp tai nạn chấn thương ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương phải cắt bỏ.
  • Cắt bỏ để điều trị ung thư tinh hoàn.
  • Phụ nữ phẫu thuật chuyển giới thành nam.

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? 2

Đặt tinh hoàn nhân tạo giúp nam giới loại bỏ những tự ti, mặc cảm về khuyết điểm trên cơ thể

Bên cạnh những trường hợp nên đặt tinh hoàn nhân tạo thì cũng có những trường hợp không nên thực hiện phẫu thuật này, bao gồm:

  • Người bệnh bị nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng tại vị trí bộ phận sinh dục hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Người mắc bệnh toàn thân, không đáp ứng với thuốc gây mê hoặc gây tê để tiến hành phẫu thuật, chẳng hạn như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim nặng, suy hô hấp hoặc các bệnh nội tiết chưa được điều trị ổn định.

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Cơ chế hoạt động ra sao?

Tất cả thành phần cấu tạo nên tinh hoàn nhân tạo đều đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và chứng nhận an toàn đối với sức khỏe người cấy ghép, thậm chí có thể thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Vì thế việc đặt tinh hoàn nhân tạo hoàn toàn an toàn.

Đặt tinh hoàn nhân tạo là phẫu thuật đưa tinh hoàn giả thay thế tinh hoạt thật đã bị mất đi. Người bệnh sẽ được rạch một vết mổ nhỏ ở vách bìu, tinh hoàn nhân tạo sẽ được đưa vào bên trong, sau đó sẽ khâu cố định lại vết mổ. Đây là một tiểu phẫu an toàn, thời gian diễn ra khoảng 20 phút. Khi tinh hoàn nhân tạo được đặt vào bên trong bùi sẽ giúp lấp đầy khoảng trống do thiếu vắng tinh hoàn thật.

Mặc dù phẫu thuật không hồi phục về mặt chức năng nhưng giúp tạo hình và khôi phục cảm giác của bìu, ngăn chặn được hiện tượng co rút bìu. Bên cạnh đó, đây còn là “liệu pháp tâm lý” giúp những người đàn ông mắc khiếm khuyết này lấy lại sự tự tin, ổn định tâm lý.

Tìm hiểu thêm: Sưng mắt cá chân khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? 3
Đặt tinh hoàn là tiểu phẫu kỹ thuật đơn giản, diễn ra nhanh chóng

Một số tác dụng phụ khi đặt tinh hoàn nhân tạo

Bất kỳ một ca phẫu thuật nào cũng sẽ có những tác dụng phụ cũng như biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà người cấy ghép có thể gặp phải khi đặt tinh hoàn nhân tạo:

  • Cảm giác đau, khó chịu tại vùng dưới trong vòng 24 – 48 giờ sau phẫu thuật.
  • Chảy máu.
  • Sưng, phù hoặc tích tụ dịch ở vùng bìu.
  • Nhiễm trùng.
  • Tạo sẹo ở vị trí phẫu thuật.
  • Không dung nạp tinh hoàn nhân tạo sau phẫu thuật.
  • Tinh hoàn nhân tạo lạc vị trí so với ban đầu phẫu thuật.
  • Vỡ hoặc rò rỉ dịch từ tinh hoàn nhân tạo.
  • Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy hài lòng sau khi đặt tinh hoàn nhân tạo.

Để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ gặp những tác dụng phụ không mong muốn này, người bệnh cần sáng suốt trong việc lựa chọn đơn vị thực hiện phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo uy tín, có giấy phép, đội ngũ bác sĩ chuyên gia, trang thiết bị hiện đại, môi trường thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn.

Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? 4

>>>>>Xem thêm: Tự làm nước ép thải độc trị mụn với những nguyên liệu đơn giản

Để giảm thiểu những tác dụng phụ trên, bạn nên chọn thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo tại cơ sở y tế uy tín

Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo không chỉ có ý nghĩa về mặt điều trị y học mà còn giúp xoá bỏ đi những rào cản tâm lý về khiếm khuyết bộ phận cơ thể của người bệnh. Mặc dù đặt tinh hoàn nhân tạo là một tiểu phẫu yêu cầu kỹ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhưng lại yêu cầu cao về tay nghề cũng như kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Hãy lựa chọn cơ sở uy tín, đáng tin cậy để được tư vấn và kiểm tra cụ thể tình trạng sức khoẻ trước khi tiến hành thực hiện phẫu thuật đặt tinh hoàn bạn nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:tinh hoànBệnh nam khoaSức khỏe nam giới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *