Bạn đang đọc: U cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán
Các khối u có thể sống và phát triển ở bất kỳ vị trí nào kể cả bên trong nhu mô tuỷ sống. Chúng có thể trực tiếp phá huỷ các mô hoặc những vùng bên ngoài nhu mô tủy sống, gây ra những chèn ép trên dây thần kinh hoặc rễ thần kinh. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về u cột sống, nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh.
Việc khối u hình hình thành và phát triển bên trong ống đốt sống của cột sống gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ngay cả khi những khối u cột sống này không phải là ung thư. U cột sống là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh vẫn có khả năng được điều trị khỏi. Vậy u cột sống là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của u cột sống là gì?
U cột sống là gì?
U cột sống là tình trạng những khối mô bất thường xuất hiện ở cột sống, có thể tồn tại ngay bên trong tủy sống hoặc ống đốt sống. Khi các tế bào này tăng trưởng mất kiểm soát, tạo thành những khối u ở tuỷ sống. Dựa trên mô học, chúng có thể là u cột sống nguyên phát hoặc thứ phát, u lành tính hoặc ác tính.
U nguyên phát có thể bắt nguồn từ quá trình tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong hệ thống mô của cột sống. Sự phát triển này có thể có khả năng là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Trong khi đó, khối u thứ phát là những khối u bất thường do di căn hoặc thứ phát từ một khối ung thư khác, ở một cơ quan khác di căn đến cột sống.
Cột sống được chia thành các vùng bao gồm cột sống cổ, ngực và thắt lưng – cùng. Tùy vào vị trí của các khối u mà có những phân loại khác nhau:
- U trong màng cứng – ngoài tủy: U màng não là loại u phổ biến nhất, phát triển từ màng nhện. Thông thường, u màng não thường là lành tính như vì vị trí đặc biệt khó cắt hết nên có thể tái phát bất cứ lúc nào.
- U nội tuỷ: U phát triển ngay bên trong tủy sống, và vị trí thường gặp nhất là ở vùng tuỷ cổ với hai dạng bệnh phổ biến đó là u tế bào sao và u tế bào lót ống nội tuỷ. Dạng u này thường là u lành tính nhưng khó phẫu thuật để cắt bỏ.
- U ngoài màng cứng: Thường là u tế bào Schwann, bắt nguồn từ những tế bào bao quanh rễ sợi trục thần kinh hoặc cũng có thể di căn từ tế bào ung thư khác. U ngoài màng cứng có thể phát triển xuyên qua lỗ liên đốt sống, nằm ở vị trí nửa bên trong và nửa bên ngoài ống tuỷ sống.
Nguyên nhân gây u cột sống
Hầu hết các khối u cột sống nguyên phát vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Một số yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy quá trình hình thành khối u như sau:
Tiếp xúc với hóa chất hoặc những chất sinh ung thư
Khi nhiễm các chất này, bộ máy di truyền của cơ thể có thể bị rối loạn, gây ra sự mất ổn định, không kiểm soát, dẫn đến sự hình thành các khối u.
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải
Cơ thể mang lymphoma tuỷ sống, một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch. Theo các nguyên cứu, tỷ lệ mắc u lympho tuỷ sống cao hơn so với các loại u khác.
Yếu tố di truyền
Đa u sợi thần kinh tuýp 2 (Neurofibromatosis 2): Có thể phát triển từ lớp màng nhện của tủy sống hoặc từ các tế bào đệm của hệ thần kinh để gây ra u cột sống. Bệnh lý di truyền này thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, gây mất thính lực ở một hoặc cả hai bên tai.
Bệnh Von Hippel-Lindau: Đây là bệnh rối loạn di truyền đa cơ quan hiếm gặp. Bệnh thường đi kèm với u nguyên bào máu, một dạng u lành tính của mạch máu ở trong não, võng mạc, tủy sống, thận hoặc tuyến thượng thận.
Các dấu hiệu của khối u ở cột sống
Biển hiện mà đa số người bệnh u cột sống gặp phải đó là đau, phổ biến nhất là đau lưng gặp ở cả người mang u lành tính lẫn u ác tính. Cơn đau không thay đổi đi vận động, và thậm chí đau hơn khi nằm. Đặc biệt, những cơn đau này thường không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
Tùy vào vị trí khu trú của khối u mà có những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng có thể nghi ngờ bệnh u cột sống như:
- Đau cứng ở cổ gáy;
- Đau lưng không liên quan chấn thương, stress hoặc vận động thể lực, cơn đau có thể tăng khi vận động và thường đau nhiều về đêm;
- Rối loạn xúc giác ở tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
- Yếu cơ tay hoặc chân, khó di chuyển hay thậm chí là liệt;
- Đôi khi xuất hiện cảm giác đau chạy dọc từ lưng, mông, mặt sau đùi, bắp chân;
- Rối loạn chức năng tiêu hoá, tiểu tiện không tự chủ.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về cấu trúc và sinh lý của hệ sinh dục nam và nữ
Triệu chứng bệnh u cột sống tương tự như nhiều bệnh lý trên thần kinh khác. Khi xuất hiện những cơn đau lưng hay đau cổ vai gáy bất ngờ, dùng thuốc giảm đau thông thường vẫn không giảm đau, kết hợp các triệu chứng yếu tay chân thì người bệnh nên đến những cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.
Chẩn đoán bệnh lý u cột sống
Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh u cột sống, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng kỹ càng, đặc biệt là các triệu chứng đau lưng, khiếm khuyết thần kinh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh góp phần chẩn đoán chính xác như sau:
Chụp X-quang: Phương pháp này sử dụng dòng tia X để chụp ảnh cấu trúc cột sống và các khớp cột sống. Thông qua phim X- Quang có thể phát hiện ra nguyên nhân có khả năng gây đau lưng, ví dụ như u, nhiễm trùng, gãy xương. Tuy nhiên, chụp X-quang không hiệu quả trong việc chẩn đoán khối u.
Chụp cắt lớp vi tính cột sống (CT): Máy CT dùng một hệ thống tia X đặc biệt, cho biết hình dạng và kích thước của ống sống và các thành phần bên trong. Chụp CT scan rất tốt để quan sát các cấu trúc xương, xác định cột sống có khối u hay không.
Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ giúp quan sát và khảo sát tủy sống, các rễ thần kinh và cấu trúc xung quanh u, sự phì đại, thoái hóa và các khối u.
>>>>>Xem thêm: Bệnh gút có ăn được ớt không? Cần lưu ý những gì khi bị bệnh gút?
Sau khi chẩn đoán xác nhận khối u bằng xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết thêm để xác định đó là khối u lành tính hay ác tính, xác định type của u để lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp.
U cột sống là bệnh lý nguy hiểm có thể được chẩn đoán chính xác thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc xạ trị tuỳ và từng loại khối u, vị trí của khối u, sự phát triển của khối u và tính chất là lành tính hay ác tính.
Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường hay những cơn đau cột sống, người bệnh không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh. Phát hiện bệnh sớm, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cột sốngCơ xương khớpBệnh xương khớp