Bạn đang đọc: Tác dụng của siêu âm cổ họng và những điều cần lưu ý
Siêu âm cổ họng là một trong các phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay với quy trình thực hiện đơn giản và an toàn. Vậy tác dụng của siêu âm cổ họng là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn nhé!
Siêu âm cổ họng là biện pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, sử dụng các sóng âm để đánh giá hình ảnh của các cơ quan trong vùng cổ. Đây là biện pháp chẩn đoán an toàn, không xâm lấn và dễ dàng thực hiện.
Siêu âm cổ họng là gì?
Khu vực cổ họng tuy không nằm quá sâu trong cơ thể nhưng lại khó có thể kiểm tra được bằng mắt thường. Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe vùng cổ họng, bác sĩ thường sử dụng thủ thuật y khoa thu về hình ảnh của cơ quan này, trong đó phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh phổ biến nhất là siêu âm cổ họng. Siêu âm cổ họng là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của những bộ phận, cơ quan vùng cổ như tuyến giáp, hạch cổ, tuyến nước bọt, hệ động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh hoặc phần mềm vùng cổ,…
Qua phương pháp này, bác sĩ sẽ ghi nhận tất cả những bất thường xảy ra bên trong vòm họng, từ các vết thương nhỏ bị chảy máu cho đến các khu vực có tế bào tăng trưởng bất thường hoặc khối u đang phát triển tại đường thông tai, mũi, họng.
Tác dụng của siêu âm cổ họng
Siêu âm cổ họng giúp phát hiện những bất thường tại vùng cổ hoặc một số bệnh lý khác. Tác dụng của siêu âm vùng cổ có thể kể đến như:
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng tuyến giáp: Qua hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá về kích thước, sự xuất hiện các nhân giáp, phát hiện các tổn thương tuyến giáp, theo dõi và đánh giá mức độ phát triển của bệnh lý tuyến giáp,…
- Kiểm tra đánh giá hạch vùng cổ: Siêu âm cổ họng giúp bác sĩ đánh giá bề mặt hạch, kích thước, sự tăng sinh, cấu trúc bên trong hạch. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng hạch có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bởi khi xuất hiện sự thay đổi hạch thường là bệnh lý cần được chú ý.
- Phát hiện bệnh lý tại tuyến nước bọt như bệnh viêm tuyến nước bọt,…
- Quan sát đánh giá thành thực quản đoạn cổ.
- Đánh giá hệ động – tĩnh mạch cảnh từ đó phát hiện bệnh do hẹp/tắc bởi xơ vữa huyết khối.
Ngoài ra, siêu âm cổ họng còn giúp định hướng phát hiện ung thư vòm họng qua những thay đổi bất thường của các hạch cổ và các tổ chức phần mềm xung quanh vùng cổ. Bên cạnh việc siêu âm vùng cổ, để có kết quả chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác như sinh thiết, nội soi tai mũi họng, chụp cắt lớp vi tính,…
Khi nào cần thực hiện siêu âm cổ họng?
Trong trường hợp cơ thể xuất hiện những bất thường tại vùng cổ hoặc có nghi ngờ bản thân gặp các bệnh lý liên quan đến vùng cổ thì nên thực hiện siêu âm cổ họng. Ngoài ra, một số trường hợp được chỉ định thực hiện siêu âm cổ họng như:
Cổ nổi hạch
Hạch như một tổ hợp các tế bào có chức năng gần giống như hệ miễn dịch của cơ thể. Các hạch trên cơ thể ít khi gây ra bệnh lý mà chỉ đang báo hiệu cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu cơ thể bạn bị nổi hạch tại vùng cổ thì hãy theo dõi chúng trong vòng 3 ngày. Trường hợp hạch nổi không nhiều nhưng cứng, lâu tan và không đau thì bạn nên liên hệ trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp. Trường hợp các hạch lây lan không kiểm soát ra khắp vùng cổ họng thì nên thực hiện siêu âm cổ họng để xác định có tế bào ung thư đang phát triển hay không.
Bị khó nuốt
Người mắc bệnh ung thư vòm họng thường có biểu hiện lâm sàng là gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Khi bệnh tiến triển đến những giai đoạn sau, người bệnh có thể gặp khó khăn kể cả trong việc nuốt nước bọt. Nguyên nhân thường do khối u phát triển bên trong cổ họng, chặn đường đi của thức ăn hoặc nước bọt khiến người bệnh cảm thấy đau.
Giọng nói thay đổi
Thông thường giọng nói sẽ có thay đổi lớn trong giai đoạn dậy thì. Vì vậy nếu trong các giai đoạn, thời điểm khác mà giọng nói của bạn có dấu hiệu thay đổi bất thường không rõ nguyên nhân thì khả năng cao cổ họng bạn đang gặp vấn đề. Hãy đến cơ sở uy tín để thực hiện thăm khám cổ họng bạn nhé.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về xét nghiệm phosphatase kiềm
Hoạt động của tai mũi họng không tốt
Trên thực tế, siêu âm cổ họng có thể giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến hai cơ quan khác là tai và mũi. Trường hợp bạn gặp tình trạng ho liên tục kéo dài, ù tai, ngạt mũi hoặc nước mũi tiết dịch bất thường có lẫn máu thì bạn cần lưu ý. Tình trạng này có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng nguy hiểm. Việc siêu âm vòm họng giúp phát hiện kịp thời các khối u trong khu vực này hoặc đơn giản hơn là bác sĩ có thể giúp bạn làm sạch tai mũi họng để chúng thông thoáng hơn.
Cần lưu ý những gì trước khi thực hiện siêu âm cổ họng?
Trong y khoa, siêu âm là thủ thuật xét nghiệm nhẹ nhàng, ít xâm lấn vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng, căng thẳng trước khi thực hiện siêu âm. Bạn không cần phải nhịn ăn, nhịn uống tuy nhiên để kết quả thu nhận lại đạt hiệu quả cao thì bạn cần lưu ý một số thông tin sau trước khi thực hiện siêu âm cổ họng như:
- Không sử dụng các chất kích thích bao gồm đồ uống có cồn, đồ uống có ga hoặc có phẩm màu. Ngoài các chất kích nêu trên, thuốc lá cũng cần được cách ly tạm thời.
- Tránh sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh tránh tổn hại đến vùng cổ.
- Không sử dụng các loại thức ăn nhiều muối hoặc lên men bởi chúng cực kỳ có hại cho cổ trước khi thực hiện siêu âm cổ họng.
- Áp dụng thực đơn lành mạnh để bảo vệ cổ họng trước khi siêu âm.
- Ghi chép lại tất cả những bất thường xuất hiện tại vùng cổ dù là những bất thường nhỏ nhất để trao đổi với bác sĩ, từ đó giúp kết quả chẩn đoán được chính xác hơn.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, cởi bỏ các loại trang sức tại vùng cổ cũng như vùng cần siêu âm khác.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm protein toàn phần
Có thể thấy, siêu âm cổ họng là thủ thuật y khoa đơn giản, dễ thực hiện nhưng cực kỳ cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là phương chẩn đoán hình ảnh hiện đại, sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và bộ phận bên trong vùng cổ. Khi có những bất thường xuất hiện tại vùng cổ hoặc có nghi ngờ mắc các bệnh lý liên quan thì hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thực hiện chẩn đoán để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Siêu âmChẩn đoán bệnhBệnh tai mũi họng