Bạn đang đọc: Mẹ bầu nên sàng lọc quý 2 vào tuần thứ mấy?
Các bác sĩ luôn khuyến khích các bà mẹ nên đi sàng lọc định kỳ trong quá trình mang thai để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy mẹ bầu nên sàng lọc quý 2 vào tuần thứ mấy? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để tìm được câu trả lời nhé.
Sàng lọc thai kỳ chính là cơ hội giúp chúng ta theo dõi sự phát triển của con mình. Đồng thời, kết quả sàng lọc cũng phản ánh những vấn đề sức khỏe cũng như nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh khi trẻ được sinh ra.
Tìm hiểu chung về xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Sàng lọc trước sinh là dịch vụ được nhiều mẹ bầu quan tâm và thực hiện, mong muốn phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh của con mình và có biện pháp xử lý kịp thời. Thông thường, phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh thông qua xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh. Dựa trên kết quả sàng lọc, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
Với sự phát triển của y học ngày nay, kết quả sàng lọc đảm bảo độ chính xác tương đối cao. Vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm về kết quả xét nghiệm và sàng lọc trước sinh. Tốt nhất, bạn nên khám sàng lọc định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, bao gồm sàng lọc trước sinh trong quý 1, quý 2 và quý 3.
Nhờ các xét nghiệm sàng lọc sớm, chúng ta có cơ hội phát hiện sớm các dị tật ở trẻ nhỏ như hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down… Từ đó giúp các bậc cha mẹ trang bị tâm lý và kế hoạch chăm sóc trẻ khi trẻ chào đời. Vì vậy, việc sàng lọc trước khi sinh có vai trò vô cùng quan trọng nên mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc quý 2 vào tuần thứ mấy?
Việc lựa chọn thời điểm xét nghiệm sàng lọc quý 2 là một vấn đề đáng để các mẹ bầu quan tâm. Kết quả xét nghiệm sẽ chính xác nhất nếu được thực hiện vào thời điểm thích hợp. Vậy khi nào bà bầu nên đi sàng lọc trước khi sinh?
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên đi sàng lọc vào khoảng tuần 15 đến tuần 19. Lúc này, kết quả xét nghiệm có thể cho biết thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh hay không cũng như cho biết nguy cơ trẻ sinh ra mắc các hội chứng như hội chứng Down….
Để đưa ra kết luận chính xác thì các bác sĩ thường kết hợp kết quả sàng lọc quý 2 và quý 1. Chính vì vậy, bà bầu nên xét nghiệm sàng lọc định kỳ và thực hiện theo lịch trình do bác sĩ chỉ định.
Tìm hiểu thêm: Peel da nhiều có tốt không? Tần suất peel da hợp lý là bao nhiêu?
Sàng lọc quý 2 bao gồm những xét nghiệm nào?
Trong trường hợp bình thường, mẹ bầu sẽ được thực hiện Triple test dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ, kết quả xét nghiệm có thể cho thấy nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh và hội chứng Down. Xét nghiệm Triple test dựa trên việc định lượng 3 loại hormone do thai nhi tiết ra qua máu của người mẹ. 3 loại hormone này là: AFP, HCG và estriol. Kết hợp với một số tiêu chí cần thiết như độ tuổi, cân nặng của mẹ…, phần mềm tính toán chuyên dụng sẽ tính toán nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, Edward…
Ngoài ra, trong quá trình sàng lọc thai kỳ quý 2, ngoài được chỉ định thực hiện Triple test thì mẹ bầu cũng có thể tham khảo xét nghiệm NIPT. Phương pháp này còn được quốc tế gọi là Non Invasive Prenatal Testing, các bác sĩ sẽ phân tích và đánh giá ADN của thai nhi thông qua mẫu máu của người mẹ để chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Đặc biệt trong quý 2 mẹ bầu sẽ được siêu âm thai nhi 4D vào tuần thứ 20 đến 22 của thai kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tim thai hoặc các bộ phận khác như ngón chân, tay, sứt môi hàm ếch…
Một số lưu ý dành cho bà bầu trước sàng lọc quý 2
Điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên giữ thái độ vui vẻ, thoải mái trước khi sàng lọc quý 2 vì kết quả sàng lọc chỉ phản ánh nguy cơ mắc bệnh thai nhi, nếu nguy cơ cao mẹ cần phải chọc ối để xác định bé có bị dị tật gì không.
>>>>>Xem thêm: Chụp CT thận ứ nước là gì? Khi nào cần thực hiện?
Để giúp bác sĩ đưa ra kết luận và chẩn đoán chính xác hơn, bạn hãy chủ động mang kết quả sàng lọc thai kỳ quý 1. Như vậy thì bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện những bất thường hơn so với 3 tháng đầu của thai kỳ.
Kết quả sàng lọc trước sinh cho biết nguy cơ thai nhi bị dị tật. Tuy nhiên, kết quả này còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm.
- Nếu kết quả Triple test của mẹ có nguy cơ cao: Mẹ không cần quá bối rối hay lo lắng về các ảnh hưởng đến thai nhi bởi độ chính xác của kết quả này chỉ khoảng 75%. Bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm khác phù hợp với mẹ như NIPT hoặc các phương pháp xâm lấn khác như chọc ối hoặc sinh thiết nhau thai.
- Nếu kết quả xét nghiệm NIPT của mẹ có nguy cơ cao: Mẹ cần trao đổi với bác sĩ và tìm hiểu thêm về các loại dị tật để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc nên sàng lọc quý 2 vào tuần thứ mấy. Hy vọng với những thông tin trên đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của thai nhi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe