Bạn đang đọc: Tiểu máu vi thể: Nguyên nhân và cách điều trị
Tiểu máu vi thể là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên, lại khó có thể phát hiện ra bệnh vì bệnh này không có triệu chứng cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ xác định được thông qua xét nghiệm. Vậy, tiểu máu vi thể là gì?
Tiểu máu vi thể là dạng đi tiểu ra máu không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể được xác định thông qua xét nghiệm nước tiểu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh lý thuộc về đường tiết niệu. Vậy tiểu máu vi thể là gì? Nguyên nhân nào gây nên bệnh lý trên?
Tiểu máu vi thể là gì?
Tiểu máu hay đái máu là tình trạng máu xuất hiện trong nước tiểu. Nước tiểu khi đào thải ra khỏi cơ thể sẽ có lẫn máu hoặc màu hồng nhạt, độ đậm của nước tiểu phụ thuộc vào loại tiểu máu mà người bệnh mắc. Có hai loại tiểu máu là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.
Trong đó, tiểu máu vi thể hay đái máu vi thể là tiểu máu nhưng không thể quan sát được bằng mắt thường. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe tổng quát hoặc làm xét nghiệm tế bào học nước tiểu để chẩn đoán các bệnh lý khác.
Kết quả xét nghiệm tế bào học nước tiểu ở người mắc tiểu máu vi thể cho thấy số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu.
Nguyên nhân gây tiểu máu vi thể
Sau khi xác định mắc tiểu máu vi thể, việc quan trọng nhất cần làm đó là tìm ra nguyên nhân để có phương hướng điều trị phù hợp. Theo giải phẫu, hệ tiết niệu của con người được cấu tạo bởi 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Trong đó, thận có chức năng loại bỏ chất thải, nước dư thừa ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu được tạo ra sẽ chảy qua niệu quản tới bàng quang, tại đây nước tiểu được giữ lại, sau một thời gian sẽ đào ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo.
Trong bệnh lý tiểu máu vi thể, các vấn đề bất thường tại thận hoặc các bộ phận khác của hệ tiết niệu có thể là nguyên nhân khiến các tế bào máu có lẫn nước tiểu. Một số bất thường tại đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu máu vi thể. Đây là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận của hệ tiết niệu, trong đó hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường có liên quan đến đường tiết niệu dưới, bao gồm bàng quang và niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và sau đó nhân lên bên trong bàng quang. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu thường gặp như đau, nóng rát khi tiểu, kích thích đi tiểu liên tục, nước tiểu đục, có máu và có mùi mạnh.
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng viêm nhiễm tại thận thường gặp. Tình này xảy ra khi người bệnh mắc nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (bàng quang và niệu đạo), sau đó vi khuẩn sinh sôi, di chuyển ngược dòng lên thận và gây nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận có thể nhiễm vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết gây tử vong.
Biểu hiện của nhiễm trùng thận thường là sốt (trên 38°C, đôi khi có thể lên tới 39 – 40°C), rét run, đi tiểu thường xuyên, cảm giác cần phải đi tiểu ngay, đau, rát khi đi tiểu, có mủ hoặc có máu trong nước tiểu.
Viêm cầu thận
Viêm cầu thận là bệnh lý khiến cho thận bị viêm nhiễm thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, người gặp vấn đề về miễn dịch, mạch máu, nhiễm virus,…
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ, nằm trên niệu đạo, dưới bàng quang và nằm trong bộ phận sinh dục của nam giới. Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường ở nam giới bước sang tuổi trung niên.
Tìm hiểu thêm: Thành tế bào là gì? Các đặc điểm của thành tế bào
Khi bị phì đại, trọng lượng của tuyến tiền liệt có thể tăng gấp 5 lần gây cản trở dòng tiểu, chèn ép niệu đạo từ đó gây một số triệu chứng như tiểu gấp, tiểu khó, đái máu vi thể hoặc đại thể.
Sỏi tại đường tiết niệu
Sỏi tại đường tiết niệu như sỏi bàng quang hoặc sỏi thận có thể là nguyên nhân dẫn tới đái máu đại thể và đái máu vi thể. Sỏi được hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu sẽ ma sát với niêm mạc tiết niệu theo dòng nước tiểu. Sự va chạm này làm niêm mạc chảy máu.
Rối loạn di truyền
Đái máu vi thể cũng có khả năng là kết quả của bệnh thiếu máu, thiếu hụt hồng cầu.
Thuốc
Tác dụng phụ của các thuốc như aspirin, heparin, penicillin hay thuốc chống ung thư cyclophosphamide cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn tới đái máu vi thể.
Tập thể dục nặng
Hiện nay vẫn chưa rõ lý do vì sao tập thể dục lại là một trong số các nguyên nhân gây đái máu vi thể. Một số ý kiến cho rằng, việc tập thể dục nặng, quá sức có thể gây tổn thương bàng quang, mất nước. Hầu hết các vận động viên sau khi xét nghiệm cho kết quả có tiểu máu vi thể hoặc thậm chí là đại thể sau một buổi tập luyện dữ dội.
Điều trị tiểu máu vi thể
Người bệnh khi phát hiện bị tiểu máu vi thể cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức. Tiểu máu vi thể thường được chia làm 2 hướng điều trị bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân:
Điều trị triệu chứng
Người bệnh được điều trị triệu chứng thông qua việc dùng thuốc và truyền máu:
- Dùng thuốc: Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc để cầm máu như các Transamin đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, người bệnh có thể điều trị kháng sinh nhóm Sulfamid, nhóm Quinolon nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh cũng có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn máu, cấy nước tiểu.
- Nếu người bệnh bị mất máu quá nhiều thì cần chỉ định truyền máu.
- Phẫu thuật ngoại khoa: Người bệnh có thể được can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa mang tính tạm thời, như dẫn lưu và loại bỏ cục máu đông trong bàng quang (trong trường hợp đường tiết niệu của bệnh nhân có hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng trước khi tiến hành điều trị căn nguyên gây bệnh).
>>>>>Xem thêm: Dập lá lách là gì? Có nguy hiểm không?
Điều trị nguyên nhân
Tiểu ra máu là bệnh lý được gây ra bởi những bất thường tại đường tiết niệu. Vì vậy để điều trị tiểu máu, người bệnh cần tìm hiểu được nguyên nhân để điều trị dứt điểm.
Hầu hết mọi nguyên nhân gây tiểu máu vi thể có thể xác định thông hình ảnh chi tiết của các cơ quan nội tạng khi thực hiện CT scan, cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đái máu vi thể, thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Tiểu máu vi thể là bệnh lý khó phát hiện do không có triệu chứng cụ thể, bệnh chỉ được phát hiện qua các siêu âm, xét nghiệm. Do đó, người bệnh nên khám và kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm và tìm ra nguyên nhân để điều bệnh trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:sỏi thậnTiểu ra máu