Bạn đang đọc: Dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu bạn dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn có thể bạn đã gặp phải một trong những triệu chứng về bệnh đường tiêu hóa, tuyệt đối đừng chủ quan mà bỏ qua nó. Bởi có thể nó là khởi đầu của một căn bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân vì sao gặp phải tình trạng dễ đói như khi ăn lại buồn nôn cũng như có cách nào làm giảm tình trạng này hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin liên quan, mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn.
Dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn có thể do nhiều yếu tố gây ra, từ thói quen ăn uống không khoa học, mang thai cho đến các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý đều có khả năng là “nguồn cơn”. Để biết chính xác chứng buồn nôn sau khi ăn mặc dù dễ bị đói là do bệnh gì, bạn cần quan sát kỹ các triệu chứng trên cơ thể. Bài viết sau sẽ đây mô tả rõ các nguyên nhân phổ biến và triệu chứng cụ thể khiến bạn dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn.
Dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Bạn dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn? Theo các chuyên gia cho biết, có thể đó là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Tình trạng cơ thắt thực quản gặp trục trặc, khiến axit dạ dày rò rỉ vào thực quản, gây ợ chua, ợ nóng.
- Bệnh túi mật: Khi túi mật bị tắc do sỏi hoặc viêm, hoạt động tiêu hóa bình thường sẽ bị gián đoạn. Các triệu chứng điển hình của bệnh túi mật bao gồm buồn nôn và đau bụng phía trên bên phải sau khi ăn nhiều chất béo.
- Viêm tụy: Dịch tụy cũng là một phần thiết yếu của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi cơ quan này bị viêm hoặc tổn thương, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau bụng, buồn nôn và đau phía trên bên trái hoặc bụng giữa (có thể lan ra phía sau).
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình nhất của hội chứng này. Hệ thống tiêu hóa bị kích thích không rõ nguyên nhân, gây ra nhiều rối loạn vận động bất thường. Ngoài buồn nôn, bạn cũng có thể bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
Ngoài ra, còn có thể là do các rối loạn tiêu hóa khác, chẳng hạn như ung thư dạ dày, tắc ruột, liệt dạ dày và kém hấp thu, cũng có thể gây buồn nôn sau bữa ăn, nhưng ít gặp hơn.
Dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn là do đâu?
Nếu dễ đói nhưng khi ăn lại buồn nôn có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe, điều này có thể cản trở công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục trong thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như:
Buồn nôn sau khi ăn do thói quen ăn uống không khoa học
Thói quen bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ sẽ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng dễ đói nhưng khi ăn lại buồn nôn. Nếu bạn đợi quá lâu giữa các bữa ăn, axit dư thừa tích tụ trong dạ dày có thể “tấn công” niêm mạc dạ dày, gây trào ngược thực quản và gây ra các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn sau khi ăn.
Không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm
Không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thực phẩm có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn vài giờ sau khi ăn. Buồn nôn có thể được gây ra do không dung nạp thực phẩm có chứa lactose, chẳng hạn như sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Không dung nạp gluten, đặc biệt là sau khi ăn ngũ cốc. Ăn nhiều thực phẩm có xu hướng gây đầy hơi và chướng bụng, chẳng hạn như đậu và bắp cải. Hoặc nặng hơn là dị ứng thực phẩm. Đây là tình trạng cơ thể nhận thức nhầm protein trong một số loại thực phẩm là nguyên nhân gây ra “mối đe dọa”, dẫn đến phản ứng đẩy thức ăn ra ngoài, gây ra triệu chứng buồn nôn sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột
Một trong những lý do phổ biến nhất gây buồn nôn sau bữa ăn là nhiễm vi khuẩn do ăn thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản không đúng cách. Ngoài ra, tình trạng viêm dạ dày do nhiễm virus, cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn sau khi ăn. Nếu nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột, các triệu chứng như buồn nôn, sốt nhẹ, tiêu chảy và đau bụng có thể xuất hiện trong vòng 10 phút đến vài giờ sau khi ăn.
Buồn nôn sau khi ăn có thể do mang thai
Dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ và thường xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Nếu buồn nôn đi kèm với các triệu chứng mang thai khác, chẳng hạn như mệt mỏi, đau ngực hoặc trễ kinh, bạn có thể nghi ngờ có thai.
Tìm hiểu thêm: Nhược thị bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh
Một số nguyên nhân khác
Dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn do đâu? Ngoài các nguyên nhân kể trên thì triệu chứng dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn có thể là do:
- Hội chứng đau nửa đầu: Điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng dữ dội, nôn mửa và chóng mặt sau khi ăn.
- Lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng nghiêm trọng: Có thể gây chán ăn và buồn nôn.
- Dùng thuốc: Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc hóa trị.
Mách bạn cách làm dịu cơn buồn nôn sau khi ăn
Làm cách nào để giảm tình trạng dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn? Sau đây là vài cách có thể giúp bạn giảm tình trạng khó chịu này:
- Uống nước ấm và ăn chuối chín để xoa dịu dạ dày.
- Uống một tách trà gừng ấm có thể làm dịu cơn đau dạ dày, ổn định đường tiêu hóa và giảm buồn nôn.
- Uống trà bạc hà hoặc bôi dầu bạc hà lên bụng.
- Hãy ăn bánh quy, bánh mì bởi nó chứa nhiều tinh bột, sẽ giúp hấp thụ axit dạ dày nhưng hãy chú ý nhai kỹ.
Buồn nôn sau khi ăn có thể có nhiều nguyên nhân nên các biện pháp trên chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn cần phải nhận thức được các triệu chứng của bạn nguyên nhân do đâu. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi ăn hơn 5 ngày và kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên đi khám ngay lập tức:
- Xuất hiện máu trong chất nôn hoặc phân.
- Lồng ngực bị tức.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Có dấu hiệu mất nước như khát nước, đi tiểu ít, suy nhược hoặc chóng mặt.
- Sốt cao từ 38,5 độ trở lên.
- Đau bụng dữ dội kèm theo tim đập nhanh và nôn.
Đặc biệt cần chú ý đến đối tượng là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi gặp phải tình trạng dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn, có triệu chứng sốt từ 38,5 độ trở lên, nôn hơn 8 giờ, nôn ra máu hoặc đau bụng hơn 2 giờ.
>>>>>Xem thêm: Uống sữa bò có tăng chiều cao không?
Nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng dễ bị đói nhưng khi ăn lại buồn nôn rất đa dạng, vì vậy nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy nhớ ghi lại các triệu chứng, thời điểm xảy ra và thức ăn bạn ăn để xác định nguyên nhân cũng như giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn, chúc bạn sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Nôn mửaBuồn nônrối loạn tiêu hóaBệnh dạ dày