Bạn đang đọc: Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ?
Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định tiêm vắc xin phòng ngừa những căn bệnh này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá lời giải đáp trong bài chia sẻ sau đây.
Sởi, quai bị, rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy việc tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh và ngăn chặn các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc không biết nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về vắc xin MMR phòng sởi, quai bị, rubella, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về hai loại vắc xin sởi, quai bị, rubella
Trước khi giải đáp nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ, cần tìm hiểu về hai loại vắc xin này:
Vắc xin MMR (Ấn Độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella
Vắc xin MMR là loại vắc xin sống giảm độc lực. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên đông khô màu trắng ánh vàng và có kèm theo nước hồi chỉnh. Loại vắc xin này đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong Tạp chí W.H.O TRS 840 (1994).
Chỉ định: Đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng. Khi tiếp xúc với người bị bệnh, cần tiêm vắc xin trong khoảng 72 giờ sau khi phơi nhiễm để cho hiệu quả tốt nhất.
Đường tiêm: Tiêm dưới da ở mặt trước bên đùi (đối với trẻ nhỏ) và có thể tiêm dưới da vùng bắp tay đổi với trẻ lớn hơn hoặc người lớn.
Liều dùng: Một liều đơn 0,5ml duy nhất.
Lịch tiêm:
- Trẻ trên 12 tháng tuổi: Tiêm đủ 2 liều 0,5 ml và mỗi liều cách nhau 4 năm.
- Người lớn: Tiêm 1 liều 0,5ml.
Tác dụng phụ:
Trong vòng 24 giờ sau tiêm, người được tiêm có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau nhức ở vùng tiêm, sốt nhẹ, phát ban đỏ dạng sởi,… Hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.
Chống chỉ định:
- Người đã tiêm MMR theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo;
- Người đã có kháng thể IgG đối với sởi, quai bị và rubella;
- Người đã có tiền sử mắc bệnh sởi, quai bị và rubella trước đó;
- Người có miễn dịch suy giảm hoặc có số lượng tiểu cầu thấp;
- Người dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà;
- Người đang sử dụng corticosteroids liều cao hoặc immunoglobulins trong thời gian gần đây;
- Người bị chứng rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết hoặc có khối u ác tính ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella
Vắc xin MMR-II phối hợp của Mỹ là loại vắc xin sống đã được giảm động lực, nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus gây sởi, quai bị và rubella. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để ngăn chặn sự lây lan của ba loại bệnh này.
Chỉ định: Vắc xin MMR-II (Mỹ) được chỉ định để tạo miễn dịch phòng ngừa đồng thời 3 loại bệnh sởi, quai bị và rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Đường tiêm: Tiêm dưới da và tránh tiêm vào tĩnh mạch.
Lịch tiêm:
Với trẻ từ 12 tháng đến 7 tuổi:
- Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên trong khoảng từ 12 – 15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ.
- Mũi 2: Tiêm khi trẻ đủ từ 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi tiêm 2 cần đảm bảo cách mũi tiêm 1 ít nhất 1 tháng.
Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Đối với phụ nữ, cần hoàn tất việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị và rubella ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Tác dụng không mong muốn:
Sau khi tiêm, cơ thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói ở vùng tiêm, sốt nhẹ (từ 38 độ C trở lên), phát ban đỏ trên da, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu, nổi mề đay, đau khớp hoặc co thắt khí phế quản ở người có tiền sử dị ứng,…
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, bao gồm cả gelatin và neomycin.
- Phụ nữ mang thai, hoặc đang kế hoạch mang thai nên tránh ít nhất 3 tháng sau khi hoàn thành đủ các mũi tiêm.
- Người đang bị sốt hoặc viêm đường hô hấp.
- Người đang bị bệnh lao mà chưa được điều trị hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
- Người bị rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết hoặc người đang bị u tủy xương.
- Người đang bị suy giảm hệ miễn dịch.
Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ?
Quyết định nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể khác nhau tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm chủng,… Vì vậy, việc tiêm chủng cần được đưa ra dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số điểm để bạn cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp như:
- Chất lượng và độ an toàn: Vắc xin MMR của Mỹ và Ấn Độ đều đã được kiểm định và thử nghiệm đầy đủ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Cả hai loại vắc xin này đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Tình trạng sức khỏe cá nhân: Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như dị ứng với thành phần trong vắc xin hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể dựa trên đó để gợi ý loại vắc xin nào là phù hợp nhất cho bạn.
- Chi phí tiêm vắc xin: Bạn có thể cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất.
- Lịch tiêm chủng tại địa phương: Lịch tiêm chủng và các khuyến cáo về việc tiêm vắc xin có thể thay đổi tùy theo mỗi khu vực. Vì vậy, bạn nên kiểm tra với các cơ sở y tế tại địa phương để đảm bảo tuân thủ đúng lịch.
- Tư vấn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu cá nhân của người tiêm chủng để đưa ra chỉ định phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Da nhăn nheo: Cải thiện 5 thói quen xấu giúp bạn lấy lại làn da trẻ trung
Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella
Mặc dù vắc xin chống sởi, quai bị, rubella mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhưng vẫn cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bởi ngoài một số tác dụng phụ thường gặp thì cần chú ý đến một số điểm sau:
- Cần ở lại bệnh viện theo dõi các phản ứng ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc xin để giúp ngăn chặn và xử trí kịp thời tình trạng sốc phản vệ, đặc biệt là ở trẻ em.
- Khi về nhà, cần tiếp tục theo dõi liên tục trong khoảng khoảng 24 – 48 giờ. Chú ý đến tâm trạng của trẻ, nhiệt độ cơ thể, tình trạng các vết đỏ, nhịp thở và nhu cầu ăn uống.
- Việc tiêm vắc xin MMR-II cần được thực hiện trước hoặc sau một tháng trước khi dùng các loại vắc xin sống khác. Ngoài ra, cần tránh sử dụng đồng thời với vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván và vắc xin bại liệt OPV.
- Không nên tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi sử dụng immunoglobulin hoặc thực hiện truyền máu và huyết tương, để tránh làm giảm đáp ứng miễn dịch.
- Không nên chạm trực tiếp vào vùng tiêm và tuyệt đối không sử dụng lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để tránh nhiễm trùng vùng tiêm.
- Trong trường hợp bị sốt sau khi tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, có thể dùng thuốc hạ sốt và cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát.
>>>>>Xem thêm: Trụ răng Biotem Implant và những điều cần biết
Địa chỉ tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella uy tín, an toàn
Để đảm bảo an toàn bảo vệ cho sức khỏe, cần lựa chọn đơn vị tiêm chủng đạt chuẩn và uy tín. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin MMR ngừa sởi, quai bị và rubella chất lượng cao, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và Ấn Độ với giá cả tốt nhất, chỉ từ 327.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm).
Khách hàng lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có thể yên tâm, bởi:
- Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
- Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- 100% khách hàng sau khi thực hiện tiêm chủng đều được theo dõi trong vòng 30 phút và được đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi ra về.
- Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được nhập khẩu trực tiếp và được lưu trữ trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp giữ cho vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.
Như vậy qua bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào lý giải được cho câu hỏi nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ. Việc tiêm vắc xin phòng 2 căn bệnh này rất quan trọng. Do đó, cần có sự tư vấn của bác sĩ để chọn được loại vắc xin phù hợp và thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bệnh quai bịTriệu chứng quai bịbệnh truyền nhiễmVacxin