Bạn đang đọc: Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ
Trong dị tật tim bẩm sinh thì khoảng 10% là phát hiện dị tật thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh. Việc phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ sớm sẽ giúp trẻ tránh được rất nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ.
Dị tật bẩm sinh ở tim xuất hiện lỗ thông liên nhĩ ở trên tâm nhĩ. Triệu chứng thường ít biểu hiện ở trẻ em, bởi vì các biến chứng sẽ xuất hiện sau 20 tuổi: Tăng áp động mạch phổi, suy tim, loạn nhịp nhĩ. Hiện nay có thể điều trị tình trạng này bằng phương pháp đóng thông liên nhĩ với các dụng cụ qua can thiệp tim mạch.
Thông liên nhĩ là gì?
Trường hợp trẻ mắc bệnh thông liên nhĩ chiếm khoảng 6% đến 10% các trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh. Một số trường hợp có liên quan đến di truyền, trong đó có thể kể đến như đột biến nhiễm sắc thể 5, hội chứng Holt – Oram, đột biến gen NKX2 – 5.
Theo cấu tạo tim có bốn ngăn: Ở trên là hai tâm nhĩ, ở dưới là hai tâm thất. Giữa các tâm nhĩ và tâm thất là các vách ngăn. Thông liên nhĩ là sự xuất hiện của một lỗ trên vách ngăn tâm nhĩ.
Trường hợp thông liên nhĩ thì lượng máu sẽ đổ về tim lớn, kéo theo đó lượng máu sẽ về phổi cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là tim phải làm việc quá sức để co bóp đẩy lượng máu đi tới phổi. Lâu dần tim sẽ to lên và yếu dần đi. Đồng thời do lượng máu đổ về phổi lớn nên làm tăng áp lực động mạch phổi gây ra tăng áp động mạch phổi.
Tuy nhiên với lỗ thông liên nhĩ kích thước khá nhỏ thì có khả năng tự đóng khi trẻ còn nhỏ. Đối với những lỗ thông liên nhĩ không gây ra vấn đề sức khỏe thì có thể không cần phẫu thuật khi trẻ còn nhỏ. Nhưng phải theo dõi và có thể sẽ phải phẫu thuật khi lớn lên.
Các trường hợp lỗ thông liên nhĩ lớn làm cho lưu lượng máu qua phổi lớn hơn 150% bình thường, cần được can thiệp sớm tốt nhất là trong vòng 10 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe tim mạch của trẻ sẽ bình thường nếu được chăm sóc tốt, có theo dõi tim mạch định kỳ.
Với trường hợp đã xuất hiện tình trạng tăng áp động mạch phổi, cần có các phương pháp can thiệp sớm và kịp thời để tránh biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Phương pháp phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ
Hiện nay các phương pháp điều trị thông liên nhĩ sẽ tùy theo vị trí, kích thước, sự tương quan với các cấu trúc lân cận thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc, thông tim hoặc phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị nội khoa chỉ đóng vai trò giải quyết các triệu chứng hoặc ngăn tình trạng bệnh tiến triển hoặc để ổn định tình trạng bệnh trước khi phẫu thuật. Bởi vì các triệu chứng thường xuất hiện khá muộn.
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Trong đó có các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị loạn nhịp tim, thuốc điều trị suy tim,…
Thông tim
Phương pháp thông tim sẽ sử dụng một ống thông luồn qua mạch máu đi từ bẹn hoặc từ cổ tay đề đến tim. Sau đó sẽ có một dụng cụ đóng lỗ thông liên nhĩ được đưa vào theo ống thông đó đến đúng vị trí. Dụng cụ đóng lỗ thông liên nhĩ sau khi được đặt cố định đúng vị trí sẽ được các mô tim bao bọc hoàn toàn sau một thời gian.
Bác sĩ phải theo dõi và điều khiển toàn bộ ống dẫn để đảm bảo cung lượng tim, cũng như huyết áp, nồng độ oxy buồng tim được bình thường.
Phương pháp này có ưu điểm đáng kể như:
- Xâm lấn ở mức tối thiểu nên thời gian phục hồi nhanh, không sẹo ở ngực;
- Có tính an toàn và tính thẩm mỹ cao;
- Người bệnh ít mất máu, ít đau;
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Massage bắp chân: Biện pháp hỗ trợ giảm đau nhức và thư giãn cơ thể
Phẫu thuật tim hở
Phẫu thuật tim hở sẽ áp dụng cho trường hợp sau:
- Lỗ thông liên nhĩ lớn hoặc rất lớn;
- Lỗ thông liên nhĩ gần các cấu trúc tim lân cận.
Bác sĩ sẽ thực hiện mở lồng ngực rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để đóng lỗ thông liên nhĩ. Đây là phương pháp thực hiện phức tạp nên thời gian hồi phục lâu.
Ngoài ra phẫu thuật tim hở thường ít khi phẫu thuật sớm trong những năm đầu đời, bác sĩ thường khuyên thực hiện ở độ tuổi trước khi vào tiểu học.
Một số lưu ý khi phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ
Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào để đóng lỗ thông liên nhĩ cũng cần phải được bác sĩ thăm khám và tư vấn rõ ràng. Ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường áp dụng phương pháp thông tim, xâm lấn tối thiểu.
Cho dù thực hiện bằng phương pháp nào thì việc chăm sóc hậu phẫu cũng vô cùng quan trọng. Thông thường phải mất khoảng vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Bởi các dụng cụ đóng lỗ thông liên nhĩ được đưa từ ngoài vào nên cũng phải theo dõi khả năng tương thích với cơ thể.
Cần phải theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật nên phải thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa. Các chỉ định cận lâm sàng mà bác sĩ yêu cầu thực hiện bao gồm: Điện tâm đồ, điện tâm đồ gắng sức, holter điện tâm đồ, siêu âm tim,… Việc theo dõi này sẽ cho bác sĩ đánh giá đầy đủ tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật. Thậm chí bác sĩ có thể sẽ cân nhắc thêm các phương pháp khác nếu cần thiết.
Vấn đề vận động cho trẻ cũng cần được lưu ý. Hạn chế vận động là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên có thể tập thể dục nhẹ nhàng trước hoặc sau phẫu thuật đều được. Lưu ý đặc biệt quan trọng hơn là đối với trường hợp đã xuất hiện các biến chứng như suy tim, loạn nhịp tim,… thì cần báo bác sĩ để có cách vận động phù hợp.
Đối với những trẻ cần can thiệp nha khoa, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh để đề phòng biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: So sánh tiểu đường type 1 và type 2
Chế độ ăn uống cho trẻ phải hạn chế tối đa lượng muối nạp vào. Khi đó cần thiết nhất là phải đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bởi vì sự phát triển của trẻ cũng như có đủ năng lượng hồi phục sau cuộc phẫu thuật. Chú ý không nên cho chọn các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo mà thay vào đó là bữa ăn đầy đủ đạm, béo, đường, vitamin, chất khoáng,…
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu nên mẹ cần phải ăn uống đầy đủ để có nguồn sữa dồi dào. Sau phẫu thuật, trẻ thường cần lượng calo dồi dào hơn để cơ thể nhanh hồi phục.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được cá thông tin về phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ. Hy vọng bạn biết được nhiều kiến thức bổ ích hơn. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Tim bẩm sinhBệnh tim mạch