Bạn đang đọc: Hút chì thải độc cho da mặt có tốt không hay chỉ là một chiêu trò?
Hút chì thải độc da mặt được các spa, thẩm mỹ viện quảng cáo là cách thải độc cho làn da. Việc này có thể giúp chị em phụ nữ lấy lại vẻ đẹp tươi trẻ, mịn màng và rạng rỡ cho làn da. Tuy nhiên hút chì thải độc cho da mặt có tốt không hay chỉ là một chiêu trò mà các spa, thẩm mỹ viện “thần thánh hóa” lên để lấy tiền từ các chị em có nhu cầu làm đẹp?
Ông cha ta thường có câu: “Nhất dáng, nhì da” và có lẽ làn da đẹp từ xưa đến nay luôn là một phần chuẩn mực về cái đẹp của người con gái. Chính vì vậy, chị em lại càng quan tâm đến những phương pháp làm đẹp hiện đại, hiệu quả. Vậy hút chì thải độc cho da mặt có tốt không?
Bản chất thật sự của hút chì thải độc
Chì thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như son môi, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc,… vì chúng bám dính tốt vào da khi kết hợp với hóa chất tạo màu. Tuy nhiên khi hàm lượng chì cho phép trong mỹ phẩm vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến làn da và sức khỏe của bạn.
Loại bỏ chì trên da là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Quá trình này được quảng cáo bao gồm làm sạch sâu, tẩy tế bào chết, xông hơi, sau đó hút chì da mặt để giải độc và hấp thụ tinh chất nuôi dưỡng bên trong. Vậy hút chì thải độc cho da mặt là gì? Để đánh giá được công dụng chính xác của phương pháp làm đẹp này bạn cần hiểu rõ bản chất của các phương pháp thải độc chì để tránh bị lừa đảo.
Trên thực tế, thải độc chì cho da mặt tại spa hay thẩm mỹ viện là cách sử dụng một chất không rõ nguồn gốc được bôi lên mặt, mồ hôi và chất béo bài tiết qua da kết hợp với nhau tạo ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao, gây ra vết đen trên mặt. Phản ứng hóa học tạo ra màu xám nhạt nhưng nhiều người lầm tưởng đó là chì. Các quảng cáo thải độc da “hút chì” không như bạn tưởng tượng. Đây thực chất là cách mà một số cơ sở làm đẹp không danh tiếng sử dụng để thu hút khách hàng.
Vậy, thực chất, hút chì thải độc cho da mặt là gì? Máy hút chì dùng trong spa thực chất là những chiếc máy áp suất cao giúp làm giãn nở lỗ chân lông và làm sạch sợi bã nhờn, bụi bẩn có trên da mặt. Như vậy, phương pháp thải độc chì cho da mặt thực tế chỉ là làm sạch lỗ chân lông, tẩy da chết bình thường như khi bạn chăm sóc da mặt.
Hút chì thải độc cho da mặt có tốt không?
Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho thấy da mặt chứa chì và có thể hút ra như spa hay thẩm mỹ viện quảng cáo. Chì là kim loại nặng và độc hại, có thể xuyên qua da và tích tụ trong cơ thể. Khi chì được mô da hấp thụ sẽ khiến da trở nên thô ráp, nhạy cảm, gây nám, tàn nhang, mụn trứng cá,…
Ngộ độc chì thường gặp ở những người làm việc trong nhà máy hóa chất hoặc làm việc tiếp xúc với xăng dầu pha chì trong thời gian dài. Hoặc những người sử dụng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc có chứa lượng lớn chì, khi bôi lên da sẽ ngấm qua da và vào cơ thể. Tuy nhiên, các nhãn hiệu mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng chỉ chứa một lượng chì rất nhỏ nên không gây hại.
Mặt khác, hóa chất có thể tồn tại khá lâu khi bôi lên da, từ một tuần đến một tháng. Nếu không có sự can thiệp, hóa chất này sẽ tự đào thải khi các tế bào da chết đi và tự đào thải sau mỗi 28 ngày. Vì vậy, việc hút chì thải độc cho da mặt định kỳ không phải là chế độ chăm sóc da thông thường và không được cơ quan y tế khuyến khích. Hút chì thải độc không hề bảo vệ da khỏi nám, tàn nhang hay giúp da sáng mịn hơn.
Hút chì thải độc cho da mặt có tốt không? Thực tế phương pháp làm đẹp này chỉ là một chiêu trò được một số cơ sở làm đẹp danh tiếng sử dụng để thu hút khách hàng. Trên thực tế, phương pháp loại bỏ chì trên khuôn mặt này hoàn toàn không có tác dụng thải độc chì. Thậm chí phương pháp này vẫn là khái niệm không tồn tại trong lĩnh vực y tế cho đến thời điểm hiện tại.
Mặc dù về mặt y khoa, không có cơ sở khoa học về việc thải độc chì qua da nhưng cơn sốt loại bỏ chì và giải độc cho da mặt mạnh mẽ đến mức chúng ta có thể thấy hàng loạt sản phẩm chăm sóc da tại nhà có tác dụng loại bỏ chì nổi lên trên thị trường như một làn sóng chăm sóc da mới. Chẳng hạn như mặt nạ tẩy chì, mặt nạ thải độc, kem làm sáng da và thải độc,… Về cơ bản, tất cả các sản phẩm trên cũng như các phương pháp tẩy chì tại spa cũng chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết và làm sạch sâu cho da.
Tìm hiểu thêm: Thành tế bào là gì? Các đặc điểm của thành tế bào
Thải độc chì chuẩn khoa học
Cách khoa học nhất để chẩn đoán xem cơ thể bạn có bị nhiễm chì hay không là làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể cho thấy lượng chì trong máu để chẩn đoán ngộ độc chì. Ngoài ra, sự kết hợp giữa chụp X-quang và sinh thiết tủy xương cũng có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán vì chì thường tích tụ trong xương.
Khi cơ thể bị nhiễm độc tố kim loại nặng, đặc biệt là nhiễm độc chì thì cần phải đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Đầu tiên, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây ngộ độc chì trên da là do thực phẩm, nước uống hay mỹ phẩm. Từ đó loại bỏ những nguyên nhân trên trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu đây là một trường hợp ngộ độc chì mới và do chế độ ăn uống gây ra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng than hoạt tính (hoặc EDTA) – chất liên kết với chì trong đường tiêu hóa và sau đó được bài tiết qua phân. Trường hợp nặng cần phải lọc máu và chạy thận nhân tạo.
>>>>>Xem thêm: Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?
Điều trị ngộ độc chì không chỉ cần có thiết bị chuyên dụng mà người điều trị còn phải là bác sĩ hoặc chuyên gia được đào tạo và có chứng nhận. Vì vậy, hút chì thải độc cho da mặt hoàn toàn là phương pháp phản khoa học, chúng ta cần tỉnh táo để nhận biết đâu là cách chăm sóc da hiệu quả và an toàn.
Như vậy, bài viết đã trả lời câu hỏi: Hút chì thải độc cho da mặt có tốt không? Đây là phương pháp làm đẹp được các spa, thẩm mỹ viện thần thánh hóa để “moi” tiền từ những chị em mong muốn có làn da đẹp và khỏe mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dinh dưỡng