Bạn đang đọc: Vì sao cần dẫn lưu đường mật? Các bước cần chuẩn bị và quy trình thực hiện thủ thuật
Nhiều bệnh nhân bị tắc nghẽn đường mật thường được chỉ định dẫn lưu đường mật và vô cùng lo ngại về các biến chứng phải đối diện nếu thực hiện thủ thuật. Hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh thủ thuật này qua bài viết sau.
Dẫn lưu mật được hiểu đơn giản là việc đưa một ống dẫn lưu vào ống mật để đưa dịch mật ra ngoài, thủ thuật này thường được thực hiện khi ống mật bị tắc nghẽn. Vậy trước khi thực hiện dẫn lưu đường mật người bệnh cần chuẩn bị gì và thủ thuật sẽ được thực hiện như thế nào?
Vì sao cần dẫn lưu đường mật?
Các ống mật thường cho phép mật (một chất lỏng màu nâu xanh do gan sản xuất) chảy từ gan đến ruột non, giúp cho quá trình tiêu hóa chất béo trong cơ thể. Khi ống mật bị tắc, mật không thể rời khỏi gan và tích tụ lại. Sự tích tụ này tạo ra màu vàng trên da gọi là vàng da và cũng có thể gây ngứa hoặc nước tiểu sẫm màu.
Sự tắc nghẽn ống mật có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm sỏi kẹt trong ống dẫn mật, hẹp ống mật sau phẫu thuật trước đó hay liên quan đến ung thư ống mật. Ống dẫn lưu đường mật được đặt qua da vào một trong các ống dẫn mật trong gan để đưa mật ra ngoài, giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường mật. Một tên phổ biến khác của thủ thuật này là dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da (PTC).
Trước phẫu thuật dẫn lưu đường mật cần chuẩn bị gì?
Mặc dù dẫn lưu đường mật là một thủ thuật khá đơn giản và an toàn nhưng trước khi thực hiện, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:
- Không ăn hoặc uống trong vòng 4 giờ trước khi làm thủ thuật: Vì thủ thuật này được thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây mê toàn thân, nếu bạn ăn hoặc uống trong khoảng thời gian trước thủ thuật, dạ dày của bạn đầy và các chất trong dạ dày có thể vô tình đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi hít. Đây là lời dặn của bác sĩ trước bất cứ lúc nào bạn dùng thuốc an thần hoặc gây mê, không chỉ khi dẫn lưu đường mật.
- Bạn có thể cần phải ngừng các loại thuốc chống đông máu vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi tiến hành thủ thuật. Các loại thuốc bao gồm warfarin, clopidogrel, heparin và enoxaparin natri. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này hoặc có tiền sử điều trị các bệnh về đông máu trước đó, hãy nói với bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật.
- Nếu trước đây bạn từng chụp X-quang đường mật hoặc CT-scan, bạn nên mang theo bản chụp vì nó có thể giúp ích cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán tắc mật và tiến hành thủ thuật.
Các bước thực hiện dẫn lưu đường mật và các biến chứng
Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết và chuẩn bị bệnh nhân hoàn tất, thủ thuật dẫn lưu đường mật sẽ được thực hiện trong khoảng 60 – 90 phút. Thông thường bạn sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để bác sĩ lập kế hoạch thực hiện dẫn lưu đường mật như chụp cắt lớp vi tính (CT-scan), siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần dẫn lưu dịch màng ngoài tim?
Trước khi thực hiện thủ thuật, các bác sĩ gây mê sẽ mắc các dụng cụ giúp theo dõi nhịp tim, nhiệt độ và huyết áp của bạn, đồng thời lập đường truyền tĩnh mạch để tiêm các loại thuốc cần thiết (thuốc an thần, thuốc gây mê, kháng sinh tiêm tĩnh mạch). Sau đó thủ thuật sẽ được tiến hành bằng các bước:
- Da bụng của bạn được rửa sạch bằng chất khử trùng và sau đó một cây kim rất nhỏ được đưa qua da để gây tê cục bộ. Điều này có thể gây đau nhức trong vài giây trước thuốc làm tê khu vực da bụng đó.
- Bác sĩ cắt một vết cắt nhỏ trên vùng da vừa gây tê xuyên một cây kim mỏng qua da vào gan rồi đi vào ống mật bên trong gan. Chất phản quang được tiêm vào ống mật sẽ cho phép nhìn thấy đường đi của ống mật trên hình ảnh X-quang.
- Một sợi dây mỏng được luồn qua giữa kim vào nằm trong ống mật để dẫn đường cho ống dẫn lưu. Sau đó, ống dẫn lưu được đưa qua đầu dây và vào ống mật.
- Một đầu của ống dẫn lưu sẽ vẫn nằm trong ống mật và đầu kia nằm bên ngoài da và được gắn vào một chiếc túi để mật chảy vào. Vì vậy, việc túi này chứa đầy mật màu xanh nâu sau phẫu thuật là điều bình thường.
- Sau đó ống dẫn lưu được cố định trên da và các phẫu thuật viên sẽ khâu vùng da đã rạch trước đó lại.
Những biến chứng có thể gặp phải
Những rủi ro của thủ thuật này khác nhau giữa các bệnh nhân vì một số người sẽ bị bệnh nặng hơn hoặc cấu trúc đường mật sẽ khó tiếp cập hơn những người khác trước. Nói chung, rủi ro bao gồm biến chứng của thuốc an thần/gây mê và biến chứng của chính thủ thuật.
Các biến chứng dẫn lưu đường mật bao gồm:
- Chảy máu (nguy cơ khoảng 2/100 ca) vì gan có nhiều mạch máu lớn.
- Nhiễm trùng (nguy cơ khoảng 3/100 ca).
- Rò rỉ mật vào khoang bụng hoặc vào khoảng trống xung quanh phổi (nguy cơ 1/200).
Các biến chứng trên có thể dẫn đến cần phải cấp cứu khẩn cấp hoặc thậm chí phẫu thuật. Nguy cơ tử vong chung do thủ thuật này là khoảng 1 – 2/100 ca.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tình trạng tắc nghẽn ống mật có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn đáng kể.
>>>>>Xem thêm: Đầu da dương vật bị thâm đen do đâu?
Nếu bạn đang có các triệu chứng của ống mật bị tắc, chẳng hạn như da đổi màu, ngứa, buồn nôn và mệt mỏi, thì việc dẫn lưu đường mật có thể làm giảm một số triệu chứng này theo thời gian, tránh dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn trong tương lai. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu bạn có các triệu chứng trên.
Xem thêm:
- Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào?
- Kỹ thuật dẫn lưu tư thế thực hiện như thế nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dẫn lưuphẫu thuật