Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp

Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp

Bạn đang đọc: Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp

Âm hộ có chức năng rất quan trọng đối với cơ thể của phụ nữ. Âm hộ khác với âm vật và âm đạo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vị trí, cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý có thể gặp ở âm hộ.

Âm hộ là cửa dẫn vào các bộ phận khác của cơ quan sinh dục nữ, bao quanh âm đạo và âm vật. Âm hộ còn được gọi là cửa mình, nằm ở vị trí phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Vị trí nhạy cảm này có thể dẫn tới một số bất thường ở cửa mình nếu không chăm sóc, bảo vệ đúng cách.

Tìm hiểu về cấu tạo của âm hộ

Cửa mình là phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Cấu tạo của cửa mình bao gồm các bộ phận dưới đây.

Gò mu (xương mu)

Gò mu còn gọi là xương mu. Đây là các mô mỡ dưới da, nằm nhô lên bên trên cửa mình và bao quanh môi lớn. Ở tuổi dậy thì, lông mu sẽ phát triển bao phủ phần gò mu này.

Môi lớn (môi ngoài)

Là hai mô da nằm ở hai bên, kéo dài từ gò mu đến phía trước hậu môn, có lông mọc xung quanh. Nó kết hợp với môi bé để che chắn, bảo vệ cho các cấu trúc bên trong bộ phận sinh dục nữ.

Môi bé (môi trong)

Là hai mô da mỏng nằm giữa môi lớn, không có lông mọc xung quanh. Tùy từng cơ thể mà môi nhỏ có màu sắc, kích thước khác biệt như: thâm, hồng, bên to bên nhỏ…

Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp 1

Hình ảnh thể hiện cấu tạo của âm hộ ở cơ thể phụ nữ

Âm vật (hột le)

Âm vật là khối mô cứng nhô lên khoảng 1.5cm, nằm ở phía trên giữa cửa mình. Phần đầu của âm vật được che chắn bởi hai môi nhỏ hợp lại trên niệu đạo. Âm vật tập trung khoảng 8000 dây thần kinh, là cơ quan nhạy cảm nhất và có chức năng kích thích tình dục.

Lỗ niệu đạo (lỗ tiểu)

Là nơi thoát nước tiểu được dẫn từ bàng quang đi qua ống dẫn ra bên ngoài. Niệu đạo nằm phía trên âm đạo và nằm phía dưới cách âm vật khoảng 2cm.

Âm đạo

Là bộ phận nối từ cửa mình vào tử cung. Âm đạo có hình ống dài, tính đàn hồi cao và có thể co giãn gấp nhiều lần để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục, sinh con.

Màng trinh

Là tấm màng mỏng dư sót lại trong quá trình thai nhi phát triển. Màng trinh nằm bên trong âm đạo, cách cửa âm đạo 1 – 2cm. Tuy theo cấu tạo cơ thể mà có trường hợp khi sinh ra đã không có màng trinh.

Chức năng của âm hộ

Âm hộ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh lý và hoạt động sinh sản của phụ nữ. Chức năng của âm hộ bao gồm:

  • Che chắn và bảo về các cấu trúc nằm bên trong bộ phận sinh dục.
  • Hỗ trợ các hoạt động quan hệ tình dục, mang thai và sinh nở.
  • Kích thích tạo khoái cảm cho nữ giới trong quan hệ tình dục.
  • Tiết ra chất nhờn giúp quá trình quan hệ tình dục diễn ra trơn tru.
  • Chất nhờn còn giúp bảo vệ âm đạo, làm sạch và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Là bộ phận mà bác sĩ phụ khoa có thể thăm khám, đánh giá trình trạng sức khỏe bên trong của cơ quan sinh dục.

Đảm nhận nhiều chức năng nhưng cửa mình cũng dễ gặp những vấn đề gây ảnh hưởng đến sinh lý, sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp 2

Cấu trúc của âm hộ giúp hoạt động tình dục diễn ra trơn tru và kích thích nữ giới đạt khoái cảm

Dấu hiệu bệnh lý có thể gặp ở âm hộ

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cửa mình đang gặp bất thường cần phải chăm sóc, điều trị.

Ngứa vùng kín

Nguyên nhân gây ngứa có thể do nấm, rận mu hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cửa mình. Chúng khiến chị em thấy ngứa ngáy, khó chịu ở các khu vực xung quanh cửa mình, môi lớn, môi bé hoặc âm đạo. Nhiều trường hợp ngứa vùng kín do mặc quần lót ẩm, kích ứng với dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc thuốc.

Để khắc phục, bạn nên rửa vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Tránh thụt rửa sâu hoặc cọ xát mạnh sẽ làm trầy xước âm đạo, khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, mặc quần lót đã được phơi hoặc sấy khô. Trường hợp ngứa kéo dài và không cải thiện, bạn nên đi khám phụ khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ra khí hư bất thường

Khí hư bình thường là khí hư có màu trong như lòng trắng trứng gà hoặc hơi ngả vàng, không có mùi hoặc tanh nhẹ. Trường hợp gặp bệnh lý về đường sinh dục, khí hư sẽ có các dấu hiệu bất thường như: Ra nhiều hơn, màu vàng hoặc xanh, trắng đục và đặc như sữa, khí hư vón cục, có bọt, mùi hôi hoặc chua,…

Dấu hiệu khí hư bất thường cho thấy bạn đang gặp một trong các vấn đề về: Viêm âm đạo, nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung,… Để chẩn đoán và điều trị, bạn nên đi khám phụ khoa. Phương pháp điều trị có thể sẽ dùng thuốc đặt, thuốc uống hoặc đốt viêm lộ tuyến.

Tìm hiểu thêm: Đi khám kinh nguyệt không đều ở đâu uy tín?

Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp 3
Nhận biết dấu hiệu bệnh lý phụ khoa thông qua đặc điểm của khí hư

Đau rát, chảy máu khi quan hệ

Đau rát khi quan hệ tình dục có thể do tâm lý căng thẳng hoặc âm đạo bị khô hạn. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như: Viêm nhiễm, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, sa tử cung. Trường hợp đau rát kèm với chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ, bạn nên sớm đi khám vì đây là những dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng.

Bên cạnh thăm khám vùng sinh dục, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán khác như: Siêu âm, xét nghiệm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý ở âm hộ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục. Những bệnh phụ khoa nghiêm trọng còn làm giảm khả năng thụ thai, nguy cơ gây sảy thai hoặc gây bệnh ở thai nhi đối với phụ nữ đang mang thai.

Ngoài bệnh phụ khoa, vùng kín cũng có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: Herpes sinh dục, sùi mào gà, giang mai, lậu.

Cách chăm sóc vùng kín và phòng ngừa bệnh lý

Chăm sóc cẩn thận cho vùng kín sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày. Bộ phận sinh dục khỏe mạnh cũng giúp phòng tránh bệnh phụ khoa, đảm bảo sinh hoạt tình dục thuận lợi. Cùng tham khảo một số cách giúp bạn chăm sóc vùng kín và phòng ngừa bệnh lý nhé!

  • Mặc quần lót chất cotton thoáng mát, co giãn tốt và thấm hút mồ hôi.
  • Thay quần lót mới sau 3 – 6 tháng sử dụng.
  • Không mặc quần lót vẫn còn ẩm ướt để tránh tích tụ vi khuẩn.
  • Rửa vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc rõ ràng, không gây kích ứng.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín, đặc biệt là sau khi quan hệ hoặc trong những ngày kinh nguyệt.
  • Tăng cường uống nước và ăn uống thực phẩm tốt cho sức khỏe vùng kín như: Sữa chua, trái cây giàu vitamin C…
  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Âm hộ: Cấu tạo, chức năng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp 4

>>>>>Xem thêm: Các loại massage trị liệu giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương giúp làm sạch vùng kín an toàn, hiệu quả

Âm hộ là bộ phận nhỏ bé nhưng tác động rất lớn đến tâm lý, sinh lý và sức khỏe của nữ giới. Bạn lưu ý chăm sóc và giữ gìn về sinh âm hộ cẩn thận nhé! Để được tư vấn về các sản phẩm chăm sóc, làm sạch và điều trị bệnh lý ở âm hộ, bạn có thể đến cửa hàng Nhà Thuốc Long Châu ở khu vực gần nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Sản phụ khoaâm đạoVùng kín

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *