Những điều cần biết về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Những điều cần biết về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những bệnh viện chuyên khoa uy tín, nổi tiếng tại khu vực miền Bắc. Bệnh viện được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn là nơi để thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa. Nắm rõ những thông tin về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và những điều cần biết sẽ giúp ích cho các chị em trong việc thăm khám tại bệnh viện.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một bệnh viện chuyên khoa nổi bật với những kỹ thuật tiên tiến luôn được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến sản phụ khoa, dịch vụ chăm sóc thai kỳ… Để có thêm những thông tin bổ ích cũng như sự chuẩn bị tốt hơn trước khi đi khám, mời bạn đọc hãy tham khảo bài biết Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và những điều cần biết.

Thông tin chung về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thành lập năm 1979, là bệnh viện chuyên khoa hạng I và là một trong ba cơ sở y tế đầu ngành về Sản phụ khoa tại khu vực phía Bắc Việt Nam (cùng với khoa Phụ sản của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Phụ sản Trung ương). Đồng thời là một trong sáu cơ sở khám và điều trị bệnh về sản phụ khoa tốt nhất trên cả nước.

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, bệnh viện đã đào tạo được đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn cao, tay nghề vững chắc, đồng thời áp dụng nhiều máy móc, thiết bị, kỹ thuật hiện đại trong việc khám và chữa bệnh. Đi cùng với đó là sự phát triển những kỹ thuật mũi nhọn như sàng lọc trước sinh, hỗ trợ sinh sản, phẫu thuật nội soi… Hiện nay, bệnh viện đã mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

benh-vien-phu-san-ha-noi-va-nhung-dieu-can-biet 1.webp

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong ba cơ sở y tế đầu ngành về Sản phụ khoa của khu vực miền Bắc

Đến năm 2017, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 1 trong 4 bệnh viện chuyên khoa hạng I của Hà Nội tự chủ hoàn toàn về tài chính. Đồng thời đến năm 2018, Bộ Y tế đã đưa quyết định về việc giao cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật chuyên khoa Phụ sản. Trong giai đoạn đầu, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ phụ trách chuyên môn kỹ thuật các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc.

Địa chỉ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trụ sở chính tại số 929 đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhiều bệnh nhân cũng như thuận tiện trong việc di chuyển đi làm khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mở thêm hai cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu:

  • Cơ sở Cảm Hội có địa chỉ số 38, Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ là 0246 2785 746.
  • Cơ sở Hà Đông có địa chỉ số 10 Đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 0243 3512 426.

Thời gian làm việc của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ khác nhau tùy thuộc vào hình thức khám chữa bệnh:

  • Lịch làm việc chung của bệnh viện: Từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Bệnh viện không làm việc ngày Chủ nhật và ngày lễ.
  • Khoa chuyên sâu của bệnh viện – Phòng khám sơ sinh: Buổi sáng từ 8 giờ 30 – 11 giờ 30, buổi chiều từ 14 giờ 30 – 16 giờ 30. Làm việc tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
  • Khoa khám phụ khoa tự nguyện: Mùa hè (15/4 – 14/10) khám từ 6 giờ 30 – 17 giờ 00, trong khi mùa Đông (15/10 – 14/4) khám từ 7 giờ 00 – 17 giờ 00. Tuy nhiên, người bệnh nên đến khám trước 16 giờ 30 bởi sau thời gian này khoa khám phụ khoa tự nguyện chỉ nhận khám cho những trường hợp bệnh nhân đã đăng ký.
  • Khoa khám sản tự nguyện: Làm việc tất cả cả ngày từ 7 giờ 00 – 17 giờ 00.
  • Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh: Buổi sáng làm việc từ 7 giờ 30 – 12 giờ 00, buổi chiều làm việc từ 13 giờ 30 – 16 giờ 30.

benh-vien-phu-san-ha-noi-va-nhung-dieu-can-biet 2.webp

Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có chuyên môn cao và tay nghề vừng chắc

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có tốt không?

Kể từ khi thành lập cho đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm ngàn ca bệnh. Bình quân mỗi năm Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị cho khoảng 2.500 bệnh nhi, đỡ đẻ cho hơn 40.000 phụ sản và trở thành bệnh viện có tổng số lượt đẻ nhiều nhất của khu vực miền Bắc.

Không hiếm các trường hợp ca đẻ khó, sản phụ có tiền sản giật, diễn tiến phức tạp hay những ca đẻ có tai biến nặng được chuyển từ các bệnh viện tuyến dưới lên đều được đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng và nữ hộ sinh tại đây tiếp nhận, cấp cứu kịp thời, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Không ít thành tích của bệnh viện nhận được sự ghi nhận của gia đình người thân sản phụ, bệnh viện và Sở Y tế khen thưởng.

Tìm hiểu thêm: Ăn thịt gà uống nước cam được không? Thịt gà có kỵ với nước cam không?

benh-vien-phu-san-ha-noi-va-nhung-dieu-can-biet 3.webp
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận và điều trị thành công hàng chục ngàn ca mỗi năm

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn như:

  • Đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó hay đỡ đẻ bằng các thủ thuật như forceps, nội xoay thai…
  • Mổ đẻ, mổ sản giật, mổ cắt tử cung…
  • Chăm sóc toàn diện cho sản phụ và trẻ sơ sinh sau khi đẻ bà đặc biệt là sản phụ sau khi mổ.
  • Là lực lượng nòng cốt trong chương trình công tác tuyến của các bệnh viện.
  • Tham gia đào tạo sinh viên, học viện sau đại học, thạc sĩ, học viên CKI, CKII của các trường đại học và cao đẳng trong khu vực.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học với nhiều chủ đề cấp cơ sở và thành phố.

Quy trình khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Dưới đây là quy trình thăm khám phụ khoa dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

  • Bước 1: Mua sổ khám bệnh tại tầng 1 của bệnh viện.
  • Bước 2: Cung cấp đầy đủ thông tin có trong số khám bệnh và nộp sổ khám bệnh cho nhân viên lễ tân để được nhận số thứ tự khám bệnh. Nếu trường hợp người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế thì đừng quên đưa nó cùng với chứng minh nhân dân cho nhân viên lễ tân.
  • Bước 3: Nhận lại giấy tờ, sổ khám bệnh và số thứ tự đến quầy hướng dẫn để đóng tiền.
  • Bước 4: Đến phòng khám bệnh và chờ đến lượt vào khám.
  • Bước 5: Bác sĩ sẽ khám và đưa chỉ định về những xét nghiệm hoặc siêu âm cần thiết.
  • Bước 6: Đến quầy đóng tiền theo phiếu chỉ định của bác sĩ và tiến hành thực hiện các xét nghiệm đã được yêu cầu.
  • Bước 7: Nhận lấy kết quả siêu âm và xét nghiệm quay lại phòng khám ban đầu gặp bác sĩ.
  • Bước 8: Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng để đưa ra những chẩn đoán xác định và kế hoạch điều trị cụ thể.
  • Bước 9: Thực hiện theo lời dặn dò của bác sĩ và đảm bảo đến tái khám theo đúng thời gian đã hẹn.

benh-vien-phu-san-ha-noi-va-nhung-dieu-can-biet 4.jfif

>>>>>Xem thêm: “Bệnh X” là bệnh gì mà được đánh giá nguy hiểm gấp 20 lần Covid-19?

Liên hệ quầy lễ tân để được hỗ trợ hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Trên đây là những thông tin cần biết về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản trước khi đi khám để giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và không cảm thấy hoang mang khi đi khám tại bệnh viện.

Chủ đề:Tìm bệnh việnKhám sức khỏeSức khỏe tổng quátChẩn đoán bệnh

Các bài viết liên quan

  1. Atlas giải phẫu: Cẩm nang cần thiết lý giải chi tiết cơ thể người

  2. Hội chứng Pica: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị hiệu quả

  3. Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh

  4. Nhiễm trùng TORCH là gì? Những thông tin cần biết

  5. Chỉ số AMH là gì? Xét nghiệm AMH ở đâu?

  6. Mất vị giác là như thế nào? Cách khắc phục khi bị mất vị giác

  7. Tìm hiểu về chống chỉ định và cách đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

  8. Bạch cầu thấp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị bạch cầu thấp

  9. Xét nghiệm RT PCR là gì? Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm?

  10. Cách tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe mỗi ngày

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *