Bạn đang đọc: Chấn thương sọ não kín là gì? Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Sự khác nhau giữa chấn thương sọ não kín và hở là gì? Việc phát hiện chấn thương sọ não kín có khó không? Chấn thương sọ não có thể điều trị không? Trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.
Não là bộ phận quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, có những lúc không thể tránh khỏi những tai nạn bất ngờ từ bên ngoài dẫn đến chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ tử vong cao. Việc điều trị sau chấn thương cũng khá phức tạp. Chấn thương sọ não không phải lúc nào cũng gây chảy máu, xuất hiện các vết thương hở, mà còn có một loại chấn thương sọ não kín.
Thế nào là chấn thương sọ não kín?
Chấn thương sọ não kín là một loại tổn thương xảy ra ở bên trong não, xảy ra khi đầu bị va đập mạnh, gây tổn thương cho não như não bị chèn ép, mô não bị tổn thương, các mạch máu bên trong bị bầm hoặc nghiêm trọng hơn là bị rách, gây xuất huyết bên trong mà không có sự ảnh hưởng đến hộp sọ.
Chấn thương sọ não kín thường xảy ra khi đầu bị va đập mạnh hoặc chịu lực tác động đột ngột gây nên tổn thương đến bên trong não. Chấn thương sọ não có thể do các nguyên nhân sau:
- Tai nạn giao thông: Va chạm trong các vụ tai nạn xe hơi, xe máy, hay tai nạn đạp xe thường là nguyên nhân chính gây ra chấn thương sọ não kín;
- Tai nạn lao động: Các vụ tai nạn tại nơi làm việc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng có rủi ro cao, cũng có thể dẫn đến chấn thương sọ não kín;
- Hoạt động thể thao: Các môn thể thao như bóng đá, võ thuật có tác động đến phần đầu cũng có thể gây ra chấn thương sọ não kín do va chạm mạnh;
- Té ngã: Đa số các ca chấn thương não là do té ngã, với tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi người già trên 75 tuổi và trẻ nhỏ từ 0 – 4 tuổi;
- Mạch máu bị vỡ: Khi tình trạng mạch máu bị vỡ gây ra tình trạng tụ máu nội sọ. Khối máu tụ gây áp lực lên não và nếu không được phát hiện điều trị sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
Sự khác nhau giữa chấn thương sọ não kín và hở là ở chấn thương sọ não hở, da đầu có thể bị rách, xương sọ vỡ, não bên trong bị nát, xuất hiện tình trạng phù não.
Các triệu chứng của chấn thương sọ não kín
Triệu chứng chung
Hai nhóm tổn thương chính của chấn thương sọ não kín là tổn thương não và tổn thương xương sọ, hai nhóm này đều có những triệu chứng chung như:
- Đau đầu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chấn thương sọ não kín là đau đầu. Đau có thể từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong một khoảng thời gian dài.
- Chóng mặt: Cảm giác chóng mặt, mất cân bằng và khó thể giữ thăng bằng.
- Buồn nôn và nôn mửa: Một số người có thể trải qua cảm giác buồn nôn và nôn mửa sau chấn thương sọ não kín.
- Mất trí nhớ và khó tập trung: Chấn thương sọ não kín có thể gây ra mất trí nhớ ngắn hạn, khó tập trung và khó thực hiện các nhiệm vụ thông thường.
- Thay đổi tâm trạng: Một số người có thể thay đổi tâm trạng, cảm giác khó chịu, kích động, lo lắng hoặc trầm cảm.
Biến chứng nghiêm trọng
Vì các triệu chứng trên khá giống các triệu chứng thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Do đó ngay khi có xảy ra tai nạn chấn thương đến vùng đầu. Hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra, vì ngoài các triệu chứng chấn thương sọ não như trên, nếu để lâu dài sẽ có các biến chứng nghiêm trọng như:
Mất ý thức, hôn mê: Trạng thái mất ý thức hoặc hôn mê có thể dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động não bộ. Trong trường hợp này, nạn nhân không thể tỉnh dậy hay phản ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài.
Suy hô hấp: Chấn thương sọ não nghiêm trọng có thể làm suy giảm chức năng hô hấp do ảnh hưởng đến trung ương điều hòa hô hấp trong não. Điều này có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp, không còn khả năng duy trì sự tuần hoàn oxy đủ cho các cơ quan và mô trong cơ thể.
Tê liệt: Trong các trường hợp nghiêm trọng, chấn thương sọ não kín có thể gây ra tê liệt hoặc mất chức năng của các cơ quan hoặc phần cơ thể, người bệnh có thể rơi vào trạng thái thực vật.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu phác đồ điều trị tăng kali máu Bộ Y tế
Phương pháp chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não kín
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán chấn thương sọ não kín, bác sĩ thường sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng, bao gồm:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và tiến hành một cuộc phỏng vấn chi tiết về sự cố và triệu chứng của bệnh nhân.
- Xét nghiệm: Các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như CT scan hoặc MRI có thể được sử dụng để xác định mức độ tổn thương và vị trí chấn thương trong não.
Cách điều trị
Điều trị chấn thương sọ não kín sẽ gồm có điều trị tại bệnh viện đối với những trường hợp vừa đến nặng, đặc biệt là người có nhiều biến chứng hoặc nguy cơ tử vong. Những tổn thương biến chứng được đánh giá nguy hiểm và cần được phẫu thuật sớm như: Nứt xương sọ, xuất huyết não, dập não, tụ máu ở màng cứng, tổn thương sợi trục lan tỏa,…
Sau khi chẩn đoán chấn thương sọ não qua hình ảnh (chụp CT hay chụp MRI), nếu không phải là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng sẽ chủ yếu điều trị tại nhà. Trường hợp chấn thương sọ não nhẹ có thể điều trị tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi: Đối với các trường hợp nhẹ, nghỉ ngơi và giữ cho đầu và cổ cố định là quan trọng để giảm tác động lên não.
- Theo dõi tình trạng: Quan sát triệu chứng và tình trạng của người bệnh là cần thiết để đảm bảo không có biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
- Kiểm tra định kỳ: Người bệnh cần được theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng không có biến chứng nào phát triển và điều chỉnh phương pháp chữa trị nếu cần thiết. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần hỗ trợ lâu dài từ các chuyên gia y tế, bao gồm cả vật lý trị liệu và hỗ trợ về mặt tâm lý để họ có thể đạt được sự hồi phục toàn diện nhất có thể.
>>>>>Xem thêm: Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ chấn thương sọ não kín
Những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương gồm:
- Sử dụng biện pháp an toàn: Đảm bảo sử dụng các biện pháp an toàn khi tham gia các hoạt động thể thao, đặc biệt là các môn thể thao mạo hiểm.
- Đội mũ bảo hiểm: Khi tham gia các hoạt động như đi xe đạp, xe máy, thể thao đồng đội, đội mũ bảo hiểm là cực kỳ quan trọng để bảo vệ đầu và sọ.
- Tuân thủ quy tắc giao thông: Luôn tuân thủ quy tắc giao thông khi tham gia giao thông đường bộ, không sử dụng bia rượu, chất kích thích khi tham gia giao thông.
Dù là chấn thương sọ não kín với tình trạng nhẹ nhất cũng cần được theo dõi thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bạn. Khi có những va đập ở vùng đầu và nghi ngờ chấn thương sọ não kín, tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, hãy áp dụng các biện pháp an toàn để hạn chế nguy cơ tai nạn bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:chấn thương sọ nãoBệnh về não