Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bạn đang đọc: Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Các bệnh về môi luôn là một nỗi lo lắng cho tất cả mọi người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến thẩm mỹ khuôn mặt. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị về những bệnh có thể gặp ở môi qua bài viết này.

So với các bộ phận khác trên cơ thể, da môi của chúng ta rất mỏng, không có tuyến mồ hôi, không thể tiết mồ hôi, tiết ra ít dầu hơn và có rất ít sắc tố bảo vệ. Vì vậy, môi rất dễ bị tổn thương bởi chính chúng ta và môi trường bên ngoài, gây nên tình trạng khô, viêm môi và nhiều vấn đề về môi khác. Dưới đây là một trong các bệnh về môi phổ biến mà bạn có thể mắc phải một làm trong đời.

Khô môi

Khô môi là một trong các bệnh về môi phổ biến nhất với các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, trên bề mặt bong tróc mảng màu trắng vàng, có thể xé ra mà không gây đau đớn, bên dưới là lớp mô màu đỏ tươi. Tình trạng này liên quan nhiều đến hai hành động liếm môi và cắn môi, một mặt sẽ khiến lớp màng lipid bảo vệ môi biến mất và khiến môi bị khô. Mặt khác, nước bọt còn sót lại trên môi sẽ làm nước bay hơi, khiến môi khô hơn. Ngoài ra, việc uống không đủ nước, sự thay đổi theo mùa cũng là một nguyên nhân, thời tiết khô hanh có thể khiến môi dễ bị khô và nứt nẻ hơn. Một nguyên nhân ít gặp hơn khiến môi bong tróc là do khả năng bảo vệ của da bị suy giảm hoặc bị viêm, ví dụ như bệnh viêm da rosacea sẽ gây ra triệu chứng bong tróc da liên tục.

Để giải quyết tình trạng khô môi, trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu khô môi do thiếu nước thì rất đơn giản, bạn có thể bắt đầu bằng việc uống nhiều nước hơn. Nếu khô môi do hành động liếm môi, cắn môi thì hãy tránh xa các tác nhân này. Ngoài ra, bạn có thể thoa son dưỡng mỗi ngày và dưỡng ẩm hàng ngày với các thành phần như natri hyaluronate, ceramide, squalane, dầu thầu dầu, dầu jojoba,… những chất này không chỉ giữ ẩm cho da, làm dịu môi khô, nứt nẻ, bong tróc, giúp môi mềm mại hơn và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Nếu có tình trạng viêm cục bộ rõ ràng hoặc có triệu chứng ngứa và sưng tấy, có thể thuyên giảm bằng cách dưỡng ẩm kết hợp với corticosteroid tại chỗ. Nếu sau khi thực hiện các cách trên mà không thấy cải thiện thì bạn nên đến phòng khám da liễu để khám.

Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 2

Môi khô, bong tróc là một trong các bệnh về môi phổ biến nhất

Môi chuyển màu là một trong những bệnh về môi cần chú ý

Khi thiếu máu xảy ra, do thiếu máu lưu thông trong cơ thể nên da, mắt, móng tay sẽ rất nhợt nhạt, đặc biệt là môi, thể hiện rõ nhất, nếu môi chuyển sang màu trắng là do thiếu máu hoặc tuần hoàn máu kém.

Viêm môi

Viêm môi là tình trạng khá phổ biến trong số các bệnh về môi. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh, chủ yếu là người trẻ và trung niên. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm môi.

Viêm môi tiếp xúc dị ứng

Các chất gây kích ứng hoặc gây dị ứng bao gồm nước hoa, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, thuốc nhuộm,… có trong thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và nhu yếu phẩm hàng ngày. Ngay cả son dưỡng môi bảo vệ đôi môi của bạn cũng có thể chứa các thành phần bổ sung như hương liệu, chất bảo quản, keo ong, lanolin,… có thể là những chất gây dị ứng tiềm ẩn. Sử dụng nó khi bạn bị viêm môi có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Viêm môi tiếp xúc khởi phát trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Niêm mạc môi có thể sưng tấy, phồng rộp, thậm chí bị bào mòn và đóng vảy.

Nếu các triệu chứng nhẹ, thường không cần điều trị đặc biệt; nếu có sưng và ngứa rõ ràng, có thể sử dụng corticoid tại chỗ và son dưỡng môi với các thành phần tương đối đơn giản có thể được sử dụng cùng nhau.

Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 3

Môi sưng tấy, phồng rộp có thể là dấu hiệu của viêm môi tiếp xúc dị ứng

Viêm môi tuyến

Viêm môi tuyến là một biểu hiện bệnh do tăng sản tuyến môi kèm theo nhiễm khuẩn lâu dài. Nguyên nhân gây bệnh cho tới nay vẫn chưa rõ ràng. Nó có thể được gây ra bởi các yếu tố bẩm sinh hoặc mắc phải; nó cũng có thể liên quan đến di truyền, nhiễm trùng và tổn thương; các yếu tố khác như thay đổi tinh thần và cảm xúc, kích ứng cục bộ, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài và thậm chí hút thuốc cũng có thể liên quan đến căn bệnh này.

Bệnh thường xuất hiện ở môi dưới với các biểu hiện như sưng môi lan tỏa, phủ một lớp màng nhầy, môi trên và môi dưới thường dính vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng, sờ nắn thấy rải rác các nốt nhỏ, có thể có mủ kèm theo vết loét nông và đóng vảy trên bề mặt.

Để điều trị, trước hết, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chú ý bỏ những thói quen xấu và mọi yếu tố gây kích ứng, đồng thời giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bệnh này là một bệnh mãn tính, có thể điều trị theo triệu chứng với thuốc chống viêm và chống nhiễm trùng. Bôi kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm trùng thứ phát và/hoặc tiêm hay bôi corticoid tại chỗ.

Viêm môi u hạt

Viêm môi u hạt là một tình trạng sưng môi mãn tính hiếm gặp, dai dẳng, không đau và vô căn. Bệnh thường xảy ra ở tuổi vị thành niên mà nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Nó có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, phản ứng dị ứng, rối loạn vận mạch do hệ thần kinh tự trị điều chỉnh, yếu tố di truyền,….

Bệnh đặc trưng bởi các u hạt tế bào biểu mô không vỏ, chủ yếu nằm ở lớp đệm và lớp dưới niêm mạc, đôi khi được tìm thấy ở các tuyến và lớp cơ. Khi các tế bào lympho và tế bào plasma xâm nhập vào ngoại vi của các tuyến niêm mạc lớp cơ, mạch máu và mạch bạch huyết ở môi, dẫn đến sưng, phù nề, giãn nở mạch máu khiến môi dày.

Cả môi trên và môi dưới đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng môi trên phổ biến hơn. Ban đầu là sưng đột ngột, không đau, không ngứa và không bị phù nề khi ấn vào, màu sắc bình thường. tuy nhiên sau nhiều lần bị sưng tấy, vết sưng ngày càng nặng và khó trở lại bình thường. Sưng tấy có thể giảm hẳn khi mới bắt đầu bệnh nhưng sẽ không giảm hẳn sau khi tái phát nhiều lần và dần dần phát triển thành đôi môi khổng lồ. Khi bệnh tiến triển, nó lan ra toàn bộ môi và ảnh hưởng đến vùng da lân cận.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh viêm môi u hạt do cơ chế gây bệnh chưa được hiểu rõ. corticosteroid được sử dụng rộng rãi cho viêm môi u hạt và đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sưng và ngăn ngừa tái phát nhưng có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Đối với những bệnh nhân dùng corticosteroid kém hiệu quả hoặc để tránh tác dụng phụ do dùng corticosteroid lâu dài có thể sử dụng các thuốc khác như kháng sinh nitroimidazol, macrolid,…

Tìm hiểu thêm: Hệ thần kinh: Cấu tạo, chức năng, hoạt động, các bệnh về thần kinh

Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 4
Viêm môi u hạt gây sưng môi trên phổ biến hơn môi dưới

Viêm môi chàm

Viêm môi chàm hay chàm môi là một bệnh viêm da mãn tính, tái phát và phổ biến, có thể liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với môi trường ẩm ướt, căng thẳng tinh thần, chức năng miễn dịch bất thường và tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của viêm môi chàm là các triệu chứng như môi khô, bong tróc, sưng đau, đóng vảy nhiều lần, ban đỏ, mụn sẩn (sần); trường hợp nặng, môi có thể rỉ nước, dưới vảy có thể chảy ra máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng thứ cấp.

Nếu viêm môi chàm không nghiêm trọng, bệnh có thể tự khỏi. Nhưng nếu viêm môi chàm sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa cục bộ, nghiêm trọng thì nên dùng một số loại thuốc bôi tại chỗ corticoid để giảm viêm. Đồng thời, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng để làm dịu môi khô, nứt nẻ và uống thuốc kháng histamin H1 hay các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị bạn nên chú ý vệ sinh môi và tránh dùng tay gãi để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh nhân nên tránh ăn đồ cay như ớt, tiêu để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5

Viêm môi chàm là một bệnh viêm da mãn tính, tái phát và phổ biến

Mụn rộp trên môi

Mụn rộp trên môi là một trong các dấu hiệu của khả năng miễn dịch yếu, thực chất đây là vết loét miệng do nhiễm virus herpes simplex (HSV) gây ra. Nguyên nhân thường do dùng chung vật dụng với người khác như son môi, dụng cụ ăn uống, khăn tắm,…, đặc biệt là người nhiễm HSV. Thông thường virus ẩn náu trong hạch sẽ không gây bệnh và sẽ tấn công khi khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm lúc mệt mỏi, suy nhược hoặc bị cảm lạnh. Ở một số người, bệnh còn có thể gây ra các cơn đau thần kinh như đau đầu, đau răng,…

Đối với những người nhiễm herpes simplex ở môi lần đầu, triệu chứng chính là xuất hiện từng đám mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ quanh môi, các mụn nước này sẽ sớm vỡ ra, rỉ mủ, đóng vảy hoặc loét nông, thậm chí nếu mở mạnh miệng thì chảy máu. Người bệnh thường có cảm giác đau ở nhiều mức độ khác nhau. Sau vài ngày vết thương trên da sẽ khô và đóng vảy, không để lại sẹo.

Thông thường, vết loét nông sẽ lành trong vòng vài ngày. Bạn có thể bôi thuốc kháng virus tại nhà để điều trị đơn giản, chẳng hạn như bôi thuốc mỡ acyclovir. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại herpes simplex trừ khi xảy ra nhiễm trùng thứ cấp. Trong thời gian khởi phát bệnh, bạn nên ăn ít đồ cay nóng để tránh kích ứng vùng bị ảnh hưởng và gây đau đớn; giữ vùng bị ảnh hưởng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn; rửa tay thường xuyên và tránh dùng tay chạm vào vùng bị ảnh hưởng. Trong thời gian bình thường, bạn nên cẩn thận không sử dụng chung vật dụng cá nhân của người khác để giảm thiểu khả năng lây nhiễm.

Mặc dù căn bệnh này dường như đã được chữa khỏi nhưng virus có thể vẫn âm thầm ẩn nấp trong cơ thể. Khi một số yếu tố làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể như thức khuya, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng, cảm lạnh, sốt cao hoặc sau khi hóa trị, virus tiềm ẩn sẽ hoạt động trở lại, phát triển và sinh sản, gây ra các đợt tấn công herpes lặp đi lặp lại. Bệnh thường tái phát ở cùng một vị trí. Ban đầu sẽ có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy cục bộ, sau đó xuất hiện từng đám mụn nước có kích thước bằng hạt kê, trường hợp nặng có thể loét và tự khỏi trong khoảng một tuần.

Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 6

>>>>>Xem thêm: Tham khảo thực đơn giảm cân 1 tuần 5kg hiệu quả, nhanh chóng

Dùng thuốc mỡ acyclovir để điều trị mụn rộp trên môi

Trên đây là những thông tin khái quát các bệnh về môi mà bạn có thể gặp phải. Tùy vào mỗi tình trạng mà áp dụng cách chữa trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung cho các bệnh về môi là uống đủ nước, không chạm tay vào các vết thương trên môi, hạn chế đồ ăn cay hay các nguyên nhân gây dị ứng, kích ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Cơ thể ngườiMôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *