Tìm hiểu kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

Tìm hiểu kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

Bạn đang đọc: Tìm hiểu kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, ghép tạng hay các thủ thuật, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng kháng sinh dự phòng để phòng ngừa các nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng khá phổ biến nhờ giảm khả năng nhiễm trùng khi có các thủ thuật xâm lấn. 

Kháng sinh dự phòng được sử dụng nhằm giảm thiểu số ca nhiễm trùng sau can thiệp ca phẫu thuật. Tuy nhiên, kháng sinh dự phòng cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Mời bạn hãy cùng tìm hiểu về loại kháng sinh dự phòng này trong bài viết bên dưới nhé!

Kháng sinh dự phòng là gì?

Kháng sinh dự phòng là việc sử dụng một đợt kháng sinh trước khi có các thủ thuật xâm lấn với nguy cơ nhiễm trùng cao. Kháng sinh dự phòng thường có thời gian sử dụng trong vòng 24 giờ. Kháng sinh sử dụng để dự phòng cần được kiểm soát nồng độ và thời điểm sử dụng để đảm bảo nồng độ tại mô trong thời điểm dễ nhiễm trùng nhất.

Tìm hiểu kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật 1

Kháng sinh dự phòng sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng sau các thủ thuật có xâm lấn

Kháng sinh dự phòng cần được dùng trước khi phẫu thuật, trong trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngoài ra, việc kéo dài kháng sinh dự phòng sau phẫu thuật thường không có ý nghĩa.

Kháng sinh dự phòng có thể làm giảm tần số nhiễm trùng xảy ra sau một số ca phẫu thuật không loại bỏ hẳn được nhiễm khuẩn vết mổ. Do đó, không thể chỉ dựa vào kháng sinh dự phòng mà bỏ qua các biện pháp kiểm soát phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Kháng sinh dự phòng được chỉ định khi nào?

Với sự gia tăng các trường hợp kháng kháng sinh nhanh chóng, việc sử dụng kháng sinh dự phòng được chỉ định trong các trường hợp phẫu thuật kéo dài trên 3 tiếng. Sử dụng đường tĩnh mạch cần tiêm trước thời gian phẫu thuật để đảm bảo nồng độ đạt đúng mức yêu cầu, kể cả khi đóng da để hoàn thành phẫu thuật thì vẫn cần có liều lặp lại.

Kháng sinh dự phòng được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Lắp van tim nhân tạo;
  • Ghép tim;
  • Các vấn đề liên quan đến tim cần phẫu thuật;
  • Phẫu thuật đầu và cổ;
  • Phẫu thuật thần kinh: Liên quan đến não bộ hay cột sống;
  • Phẫu thuật tử cung;
  • Phẫu thuật xương khớp;
  • Cấy ghép nội tạng;
  • Trong một số trường hợp sinh nở như sinh mổ, vỡ ối sớm, mẹ có xét nghiệm dương tính với một số loại vi khuẩn,…
  • Suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân cần phẫu thuật;
  • Một số bệnh tự miễn.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu tử cung bất thường ở phụ nữ: Làm thế nào để nhận biết?

Tìm hiểu kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật 2
Phẫu thuật thủ thuật được chỉ định dùng kháng sinh

Đặc biệt đối với bệnh nhân từng cắt lách hoặc các suy giảm chức năng lách cần sử dụng kháng sinh dự phòng. Khi lách bị suy giảm chức năng hoặc không còn là nguy cơ cao nhất dẫn đến các nhiễm trùng nghiêm trọng do lách có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Các con đường sử dụng kháng sinh dự phòng

Kháng sinh dự phòng được sử dụng với mục đích hạn chế tần suất nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật. Do đó, việc sử dụng kháng sinh dự phòng cần tuân thủ đúng theo chỉ định:

  • Tĩnh mạch: Đa số lựa chọn phương pháp này do nhanh đạt được nồng độ của thuốc trong tế bào và máu.
  • Tiêm bắp: Không ổn định, hạn chế sử dụng do không đảm bảo được tốc độ hấp thu của thuốc.
  • Uống: Chỉ sử dụng khi thực hiện phẫu thuật trực tràng hoặc đại tràng
  • Sử dụng tại chỗ: Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào từng loại phẫu thuật.

Thời điểm và cách dùng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật

Kháng sinh dự phòng thường được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch tại thời điểm bắt đầu gây mê để đảm bảo nồng độ mô đầy đủ khi bắt đầu phẫu thuật.

Thời điểm dùng kháng sinh dự phòng đặc biệt quan trọng đối với đa số các loại beta-lactam có thời gian bán hủy tương đối ngắn. Ngoại trừ vancomycin phải được truyền trong hơn 1 giờ nên phải được bắt đầu sớm hơn để việc kết thúc truyền thuốc sẽ vào lúc ngay trước khi gây mê.

Kháng sinh dùng đường tiêm bắp thường ít được sử dụng hơn kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Các loại này cũng thường được tiến hành tại thời điểm thích hợp nhằm để đạt được nồng độ trong mô cao nhất là lúc rạch da phẫu thuật.

Người bệnh cần được chỉ định sử dụng các loại kháng sinh dùng đường uống hoặc trực tràng với thời điểm sớm hơn để đảm bảo nồng độ trong mô đầy đủ ngay từ lúc quá trình phẫu thuật bắt đầu. Thuốc metronidazol dạng viên thường được sử dụng trong phẫu thuật đường ruột và phải được dùng trong 2 – 4 giờ trước khi bắt đầu.

Trong khi đó, các loại kháng sinh tại chỗ lại không được khuyến cáo, ngoại trừ đối với phẫu thuật nhãn khoa hoặc hay phẫu thuật tạo hình trong bỏng.

Tìm hiểu kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật 3

>>>>>Xem thêm: Xương lồi sau đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh dự phòng

Lưu ý khi lựa chọn kháng sinh dự phòng

Một số điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh dự phòng:

  • Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Lưu ý các độc tính của kháng sinh;
  • Sử dụng đường tĩnh mạch, tiêm bắp là được khuyến cáo phòng sốc phản vệ theo đúng phác đồ;
  • Sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng sự kháng kháng sinh;
  • Kháng sinh dự phòng cần phải phù hợp với loại vi khuẩn nghi ngờ nhiễm trùng.

Việc sử dụng kháng sinh dự phòng là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa tiên phát hay thứ phát nhiễm khuẩn. Đây là biện pháp đã được sử dụng nhiều ở các nước tiên tiến và được chứng minh hiệu quả qua lâm sàng. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật là một chiến lược quản lý hiệu quả để giảm nhiễm trùng hậu phẫu, cải thiện tiên lượng cuộc mổ cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần được cân nhắc lựa chọn thích hợp, đúng thời điểm với đường dùng hợp lý, đảm bảo khả năng chống nhiễm trùng an toàn suốt quá trình phẫu thuật.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Kháng sinhuống thuốc đúng cách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *