Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn

Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn

Bạn đang đọc: Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn

Trong thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít cũng đều gây ra những ảnh hưởng không tốt. Vậy mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là tốt nhất? Tham khảo ngay bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu dưới đây.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi là vấn đề được tất cả mẹ bầu quan tâm. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ cần được bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời thai nhi sẽ lớn dần nên cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng dần theo từng tháng.

Kiểm soát cân nặng khi mang thai quan trọng như thế nào?

Tăng cân hợp lý khi mang thai là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Mỗi người sẽ có mức tăng cân khác nhau và tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai thường phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, sức khỏe của người mẹ, sự phát triển của thai nhi (thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mô, mỡ, dịch cơ thể tăng) và chế độ dinh dưỡng.

Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn 1

Kiểm soát cân nặng quyết định lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Rất nhiều quan điểm cho rằng trong thai kỳ cơ thể người mẹ cần ăn nhiều và tăng nhiều cân để “nuôi hai người” nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Bởi vì việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít so với bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu đều có thể tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh và quá nhiều vượt mức trong bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, biến chứng thai kỳ;
  • Khó sinh thường do thai nhi quá to;
  • Dễ bị biến chứng khi chuyển dạ;
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, vết rạch sau sinh;
  • Áp lực cân nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi, đi lại khó khăn, đau lưng, phù chân;
  • Mẹ bầu dễ gặp vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu;
  • Trẻ sau sinh ra dễ mắc bệnh tiểu đường;
  • Gặp nhiều khó khăn để lấy lại vóc dáng sau khi sinh nở.

Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá ít

Nếu như tăng cân quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý, sinh khó và nhiều biến chứng thì tăng cân ít dưới mức trong bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại. Mẹ bầu tăng cân quá ít có thể gặp những vấn đề như:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, không đảm bảo sức khỏe cho quá trình vượt cạn;
  • Thai nhi có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển;
  • Dễ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh;
  • Trẻ sinh ra thường yếu ớt, thiếu cân, đề kháng kém;
  • Ảnh hưởng đến việc tạo sữa, chất lượng và lượng sữa sau sinh.

Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn 2

Mẹ bầu tăng ít cân có thể bị suy nhược, thai nhi chậm phát triển

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là chuẩn?

Để đảm bảo mức cân nặng theo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu, việc theo dõi cân nặng thường xuyên và duy trì mức tăng cân khoa học là rất quan trọng. Vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu mức độ tăng cân phù hợp với bản thân, tránh việc ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Theo các chuyên gia, với các mẹ bầu mang thai đơn trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ chỉ nên tăng khoảng 10 đến 12 cân và số cân tăng thường bằng 1/4 trọng lượng cơ thể trước khi có thai là tốt nhất. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chi tiết cho mẹ bầu trong từng trường hợp cụ thể.

Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo tam cá nguyệt

Cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tam cá nguyệt với mức độ tăng không giống nhau. Với những mẹ đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi trong bụng vẫn còn nhỏ và những cơn ốm nghén nên cân nặng thường tăng ít. Đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên nhanh chóng. Dưới đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn mẹ bầu cần nắm được.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu phải làm quen dần với sự thay đổi của cơ thể và đối mặt với những cơn ốm nghén. Chính vì thế, giai đoạn này mẹ thường không tăng cân hoặc tăng cân ít. Theo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu, mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 1 nên tăng 1 đến 1,5kg là tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn 3
Bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu theo 3 giai đoạn

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng giữa thai kỳ) cơ thể người mẹ đã quen với sự thay đổi và sự có mặt của em bé. Đồng thời, những cơn ốm nghén cũng giảm dần nên việc ăn uống sẽ trở lại bình thường. Đặc biệt, trong giai đoạn này thai nhi cũng có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và bé yêu, mẹ bầu cần tăng khoảng 4 đến 5kg là hợp lý.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

3 tháng cuối thai kỳ là thời gian tăng cân mạnh mẽ nhất của mẹ bầu và thai nhi. Trong giai đoạn này mẹ bầu nên tăng khoảng 5 đến 6kg theo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu.

Bí quyết duy trì mức tăng cân ổn định khi mang thai

Bên cạnh việc thiết lập biểu đồ tăng cân và tuân thủ các nguyên tắc đo lường cân nặng đúng cách, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ bầu có mức tăng cân hợp lý.

Dinh dưỡng thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần bổ sung đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai,…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc…), nhóm các vitamin và khoáng chất (rau, trái cây). Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và giảm thiểu tối đa gia vị.

Bật mí bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn 4

>>>>>Xem thêm: Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cần đảm bảo đủ chất, đa dạng thực phẩm

Vận động

Để tăng cân vừa đủ, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, mẹ bầu cũng nên hoạt động thể chất nhẹ nhàng phù hợp sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, để chọn được bài tập phù hợp với sức khỏe, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.

Chế độ sinh hoạt

Mẹ bầu nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, không nên suy nghĩ, căng thẳng quá mức vì điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự thay đổi cân nặng.

Trên đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu một số lưu ý để duy trì mức tăng cân ổn định theo từng giai đoạn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc bản thân và có thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn suôn sẻ. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tăng cânDinh dưỡngChăm sóc cơ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *