Điểm danh những tác hại của bơi lội không thể chủ quan

Điểm danh những tác hại của bơi lội không thể chủ quan

Bạn đang đọc: Điểm danh những tác hại của bơi lội không thể chủ quan

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thì tác hại của bơi lội là gì? Bộ môn này có những lưu ý gì khi tập luyện? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn và hạn chế các rủi ro trong bơi lội nhé!

Bơi lội là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích bởi nó không chỉ giúp cơ thể vận động, cải thiện vóc dáng mà còn là kỹ năng sống cần thiết trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tác hại của bơi lội vẫn tiềm ẩn nếu bạn không biết cách tập luyện đúng đắn.

Bơi lội là gì và những tác dụng của bơi lội

Bơi lội là một trong các hình thức vận động toàn thân dưới nước giúp nâng cao sức khỏe và tăng chiều cao lý tưởng. Bộ môn này được đánh giá là một trong những bài tập hoàn hảo bởi nó tác động hầu hết đến các nhóm cơ mà các khớp không phải chịu đựng bất kỳ sự tổn hại nào.

Khi luyện tập bơi lội đều đặn với cường độ hợp lý, bạn sẽ nhận được những lợi ích:

  • Khi bơi, các nhóm cơ, khớp trên cơ thể được kích hoạt giúp tập luyện toàn thân hiệu quả.
  • Không giống như các bài tập chuyên sâu cho từng nhóm cơ, bơi lội tập luyện vào chi dưới mà không phải chịu sức nặng của cơ thể. Các chi dưới được tác động gồm: Bàn chân, cổ chân, đến đầu gối, háng.
  • Phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả những người mắc các bệnh lý như: Yếu chân, đau lưng, thoái hóa khớp.
  • Giúp cơ thể thoải mái, linh hoạt.
  • Giúp tinh thần thư giãn, giải phóng các năng lượng tiêu cực.
  • Giúp đốt cháy mỡ thừa, từ đó bạn sẽ có vóc dáng cân đối, săn chắc hơn.

tac-hai-cua-boi-loi-2.webp

Bơi lội giúp tinh thần phấn chấn

Tác hại của bơi lội nếu tập luyện không đúng cách

Bơi lội dù là bộ môn hoạt động thể chất tốt, giúp nâng cao sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến một số điểm sau để tránh gây những tác động tiêu cực đến bản thân:

  • Nếu đi bơi vào sáng sớm, đặc biệt là khi tiết trời trở lạnh cần khởi động thật kỹ trước khi bơi để tránh việc cơ thể chưa kịp thích nghi với chênh lệch nhiệt độ gây chuột rút.
  • Người lớn tuổi cần hạn chế bơi vào buổi sáng nhằm tránh bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim do nhiệt độ buổi sáng xuống thấp.
  • Các kỹ thuật bơi nếu thực hiện sai sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp.
  • Nước bể bơi không sạch có thể khiến bạn mắc bệnh về da, làm khô tóc.
  • Những người mắc bệnh tai mũi họng cũng có thể chịu những tác hại của bơi lội do nước có thể xâm nhập vào các khu vực này. Nếu nước hồ bơi chứa vi khuẩn, hóa chất sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Người bị hen suyễn cũng cần chú ý khi đi bơi bởi khi tập luyện, bạn cần hô hấp nhiều hơn để lấy hơi và nhịn thở. Nếu bạn không biết cách thực hiện đúng kỹ thuật thì có thể bộc phát cơn hen suyễn gây đuối nước.
  • Những người mắc bệnh động kinh nên đi cùng người hỗ trợ nhằm tránh bệnh bộc phát bất ngờ.
  • Cần lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt trong bơi sải hoặc bơi bướm với động tác quạt tay. Khi làm sai, gân cơ chóp xoay cọ sát với mỏm cùng vai khiến bạn bị đau khớp sau buổi bơi.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng ảo giác Charles Bonnet: Nguyên nhân và cách điều trị

tac-hai-cua-boi-loi-1.webp
Người cao tuổi cần thận trọng khi bơi

Những lưu ý khi bơi lội

Bên cạnh việc lưu ý những tác hại của bơi lội, bạn cũng cần chú tâm đến những vấn đề sau để có một buổi bơi hiệu quả:

  • Không bơi khi bị ốm, mệt.
  • Không bơi khi say xỉn.
  • Tránh bơi lội khi cơ thể đang đói. Nguyên nhân bởi vận động dưới nước cần một lượng calo lớn nên nếu cơ thể đói sẽ dễ bị mệt và hạ đường huyết.
  • Không nên bơi sau khi vừa mới ăn xong bởi cơ thể lúc này đang mệt mỏi do lượng máu lớn dồn đến hệ tiêu hóa để tiêu thụ thức ăn. Bơi lội lúc này rất dễ khiến bạn bị đau dạ dày.
  • Tránh bơi vào buổi trưa bởi lúc này cường độ tia UV hoạt động mạnh nhất.
  • Luyện tập với cường độ vừa phải, nếu là người mới bắt đầu chỉ nên tập khoảng 10 phút và tăng dần thời gian sau đó.
  • Sử dụng kính bơi, mũ bơi chất lượng để bảo vệ cơ thể.
  • Nên sử dụng kem chống nắng khi đi bơi vào thời điểm có ánh mặt trời để bảo vệ da.
  • Không bơi cường độ cao sau khi tập luyện, vận động mạnh, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
  • Khởi động thật kỹ trước khi bơi nhằm kích hoạt hệ thống gân, xương, chống sự sang chấn do hoạt động mạnh đột ngột cũng như phòng tình trạng bong gân, chuột rút, đau mỏi cơ.

tac-hai-cua-boi-loi-3.webp

>>>>>Xem thêm: U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

Khởi động kỹ trước khi xuống hồ là điều cần thiết

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể để có thể dừng bơi đúng lúc nhằm tránh bị cảm lạnh hoặc mệt mỏi:

  • Tim đập nhanh.
  • Bụng đói cồn cào.
  • Chuột rút.
  • Da tái nhợt.
  • Các đầu ngón tay, ngón chân nhăn nheo lại.

Trên đây là những chia sẻ về lợi ích và tác hại của bơi lội mà bạn cần lưu tâm. Dù vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nhưng chúng ta không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của bộ môn này. Vì vậy, bạn vẫn nên đi bơi thường xuyên với cường độ, thời gian tập luyện khoa học.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Lợi ích của bơi lộiTập thể dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *