Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh viêm cơ chân ở trẻ em
Bệnh viêm cơ chân ở trẻ em đang ngày một trở nên phổ biến, cần được can thiệp điều trị từ sớm nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của trẻ. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm cơ chân ở trẻ em nên bố mẹ, người thân cần hết sức cẩn trọng.
Tình trạng viêm cơ chân ở trẻ em không hiếm gặp nhưng đa số đều phát hiện muộn, bỏ qua giai đoạn tốt nhất để chữa trị, để lại di chứng đối với sức khỏe của trẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm cơ chân ở trẻ em, Nhà thuốc Long Châu mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bệnh viêm cơ chân ở trẻ em là gì?
Đối với nhiều người, khái niệm bệnh viêm cơ chân ở trẻ em có thể còn xa lạ do tình trạng viêm cơ chân thường xuất hiện nhiều hơn ở người lớn, đặc biệt là người có tuổi hoặc có đặc thù công việc, tần suất vận động cao. Tuy nhiên, chia sẻ từ nhiều chuyên gia nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm cơ chân ở trẻ em đã có từ lâu nhưng đến gần đây đang trở nên phổ biến, có nhiều ca bệnh hơn.
Vậy bệnh viêm cơ chân ở trẻ em là bệnh gì? Tình trạng viêm cơ chân là bệnh lý cơ ở bất cứ vị trí nào của chân bị viêm khiến bé đau nhức, khó vận động. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm cơ chân, bố mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cơ chân ở trẻ em gồm:
- Trẻ có dấu hiệu bị yếu cơ chân, các cơn đau kéo dài và ngày một nhiều hơn.
- Trẻ bị viêm cơ chân có thể té ngã liên tục, quấy khóc, khó khăn khi đi lại.
- Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo các cơn đau như mệt mỏi, phát ban, nóng đỏ vùng bị viêm cơ chân, khó thở,…
- Viêm cơ chân ở trẻ em do virus tấn công có thể đi kèm biểu hiện sốt cao, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói,…
- Bệnh viêm cơ chân ở trẻ em có thể xuất hiện tại nhiều vị trí như viêm cơ chân đầu gối, viêm cơ gót chân, viêm cơ bắp chân,…
Nguyên nhân gây viêm cơ chân ở trẻ em
Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cơ chân ở trẻ em là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị. Nếu không chữa tận gốc nguyên nhân, viêm cơ chân có thể tái phát nhiều lần dẫn đến đau nhức hoặc thậm chí ảnh hưởng cả khả năng đi lại của trẻ vĩnh viễn.
Bệnh viêm cơ chân ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân. Bệnh gây mệt mỏi, đau cơ bắp chân, sưng đỏ,… tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh. Nguyên nhân gây viêm cơ chân có thể do khách quan hoặc chủ quan, mỗi ca bệnh viêm cơ chân ở trẻ em có đặc điểm khác nhau. Những tác nhân tăng nguy cơ viêm cơ chân ở trẻ em bao gồm:
- Bệnh viêm cơ chân ở trẻ em do bẩm sinh, sức đề kháng của bé yếu, trẻ bị yếu cơ.
- Trẻ em bị viêm cơ chân ở độ tuổi mới biết đi có thể vận động nhiều, tích cực vận động, té ngã nhiều, chấn thương gây tổn thương cơ chân và hình thành ổ viêm.
- Chấn thương ở chân như va đập vào đồ vật cứng, tai nạn, té ngã,… đều có thể gây bệnh viêm cơ chân ở trẻ em.
- Bệnh lý về xương khớp gây biến chứng viêm cơ chân, đau xương khớp, gãy xương, đau dây chằng,…
- Trẻ em bị thiếu chất, khả năng đề kháng cũng giảm và gây viêm cơ chân.
- Trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng cũng có nguy cơ cao bị viêm cơ chân.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về nhiễm khuẩn hô hấp và hướng điều trị
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm cơ chân ở trẻ em
Khi nghi ngờ trẻ bị viêm cơ chân, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán, đưa ra cách chữa trị thích hợp. Các phương án chữa bệnh viêm cơ chân ở trẻ em là:
Xét nghiệm máu: Nồng độ virus, vi khuẩn trong máu của người bệnh viêm cơ chân tăng nên xét nghiệm máu là một trong những phương án hiệu quả để xác định cơ chân có viêm không.
Quét MRI: Thiết bị quét MRI cho kết quả khá tốt về tình trạng bệnh viêm cơ chân ở trẻ em cụ thể, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm, vị trí viêm.
Chèn điện cực kim vào cơ chân: Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cơ chân ở trẻ em này có thể giúp kiểm tra các phản ứng của hệ thần kinh ở cơ chân, thường áp dụng cho các trường hợp bị viêm cơ chân nặng.
Sinh thiết cơ: Xét nghiệm cho thấy kết quả khá chuẩn xác để chẩn đoán bệnh viêm cơ chân ở trẻ em. Bệnh nhân cần rạch cơ chân để lấy mẫu sinh thiết, đối với trẻ em có thể làm trẻ đau, quấy khóc,… nên chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
Sau khi xác định trẻ bị viêm cơ chân, các phương pháp điều trị được đưa ra như sau:
Tái khám thường xuyên: Đa phần các ca bệnh viêm cơ chân ở trẻ em cần được tái khám đều đặn theo lịch của bác sĩ để xác định hiệu của của phương pháp điều trị, cách cải tiến trong chữa trị viêm cơ chân.
Uống thuốc: Tùy mức độ viêm nhiễm cơ chân của trẻ, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống để kháng viêm, giảm triệu chứng cho trẻ.
Thay đổi chế độ ăn uống: Trẻ em bị viêm cơ chân cần được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết, bao gồm protein từ thịt bò, cá, thịt gà và bổ sung vitamin, chất khoáng từ rau xanh, trái cây tươi.
>>>>>Xem thêm: Bạch cầu đa nhân trung tính gây ra vấn đề sức khỏe nào?
Biện pháp phòng tránh nguy cơ viêm cơ chân ở trẻ em
Bệnh viêm cơ chân ở trẻ em có thể phòng ngừa được, đây là nhận định của các bác sĩ nhi khoa. Khi bị chấn thương chân hoặc bệnh lý về xương khớp, bố mẹ cần thực hiện các lưu ý dưới đây để giảm nguy cơ viêm cơ chân ở trẻ em.
- Xoa bóp, massage vùng chân để giảm đau đớn và tăng lưu thông máu.
- Đi khám nếu trường hợp bị đau nhức cơ chân kéo dài trên 1 tuần không thuyên giảm, có đi kèm các triệu chứng khác như sốt cao, nóng đỏ, sưng tấy.
- Nên cho trẻ các bài tập tăng chức năng cơ chân, giảm nguy cơ chấn thương, tăng sức mạnh hệ cơ xương khớp.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn nắm được phần nào thông tin về bệnh viêm cơ chân ở trẻ em. Bất cứ trường hợp trẻ bị viêm cơ chân nào đều cần đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, chữa trị tích cực, giảm tối đa nguy cơ viêm cơ chân gây biến chứng.
Xem thêm: Bệnh viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:viêm cơCơ xương khớpBệnh xương khớp