Bạn đang đọc: Câm bẩm sinh có bị điếc không? Cách phát hiện trẻ bị điếc và phương pháp điều trị
Theo ước tính, ở Việt Nam có hơn 39000 trẻ em bị khiếm thính, trong đó có 15500 trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6 bị điếc hoặc nghe kém và ít được tiếp cận với nền giáo dục mầm non. Vì thế, việc sàng lọc câm điếc bẩm sinh là rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Vậy trẻ bị câm bẩm sinh có bị điếc không?
Hiện nay, điếc tai là một bệnh lý khá phổ biến. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra như bẩm sinh, tai bị tổn thương trong quá trình phát triển và trưởng thành, mắc phải bệnh lý nào đó làm ảnh hưởng đến trung khu của thính giác ở não bộ hoặc thần kinh thính giác… Vậy câm bẩm sinh có bị điếc không? Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc trên nhé!
Tổng quan về bệnh điếc tai
Trẻ em bị điếc thường được phân thành 2 loại, bao gồm:
- Điếc do nguyên nhân nhân bẩm sinh;
- Điếc do một nguyên nhân nào đó gây ra.
Điếc bẩm sinh là một dị tật hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng điếc bẩm sinh như:
- Nguyên nhân do gen: Người mẹ mắc phải một bệnh lý nào đó về tai khi còn nhỏ hoặc trong dòng họ và gia đình có người mắc bệnh điếc di truyền hoặc điếc do truyền nhiễm.
- Trong thời gian mang thai, người mẹ đã tiếp xúc hoặc tiếp nhận một số loại chất không tốt như thuốc điều trị bệnh, thuốc lá, rượu bia, nhiễm độc streptomycin… có khả năng gây tổn thương cho hệ thần kinh thính giác của thai nhi.
- Trong quá trình sinh nở khó khăn, đầu của trẻ sơ sinh bị tổn thương và khiến trẻ bị điếc bẩm sinh.
Đối với trường hợp tai bị điếc về sau thì có khả năng gây ra, bao gồm:
- Do tổn thương từ yếu tố bên ngoài làm cho phần tai bị tổn thương và mất đi thính giác.
- Do trong quá trình trưởng thành, người bệnh mắc phải một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng đến khu vực thính giác trong não bộ hoặc thần kinh thính giác bị tổn thương như bệnh viêm màng não, viêm tai giữa, cảm cúm… Ở mức độ nghiêm trọng, các bệnh lý này có thể làm phá huỷ hệ thống truyền âm trong tai.
Trẻ câm bẩm sinh có bị điếc không?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra bệnh điếc không phải là nguyên nhân khiến người cho người điếc trở thành người câm. Tuy nhiên, hầu hết những người bị câm đề là người điếc, nghĩa là câm là hệ quả của tình trạng tai bị điếc. Do đó, đối với thắc mắc trẻ câm bẩm sinh có bị điếc không thì câu trả lời là có nhé.
Thực tế, người bị điếc không hẳn là người bị câm bẩm sinh mà người bị câm thường kèm theo bị điếc tai. Lý giải cho hiện tượng này là do trong một số trường hợp, cha mẹ bị mất niềm tin vào đứa con bị điếc của mình nên không muốn trò chuyện, trao đổi và tạo cơ hội cho bé học nói khiến trẻ trở thành người vừa câm vừa điếc.
Đối với những trẻ bị điếc tai trước khi biết nói (thường là trước 2 tuổi) thì người ta vẫn gọi là điếc bẩm sinh thì câm chính là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ nhỏ. Nguyên do là trẻ không được tiếp nhận những tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể bắt chước và rèn luyện, từ đó gây ra tình trạng câm điếc.
Tuy nhiên, nếu bậc phụ huynh có đủ tình yêu thương và tính nhẫn lại để giúp cho đứa con bị điếc có thể rèn luyện thông qua việc tập luyện ngôn ngữ bằng miệng. Điều này có thể giúp trẻ hiểu được ý muốn của người bình thường khi nói. Sau đó, cho trẻ tham gia vào những bài học và bài tập luyện ở trường dành riêng cho người bị câm điếc, điều này giúp trẻ học được cách phát âm và dù có bị điếc bẩm sinh thì trẻ vẫn nói được như người bình thường.
Đối với những người bị câm điếc, tâm hồn của họ rất nhạy cảm và yếu đuối. Do đó, bạn cần cần biết thông cảm và có một trái tim khoan dung khi cư xử, đối đãi với họ. Chỉ có như vậy, thế giới của những người này mới trở nên tốt đẹp hơn.
Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị điếc?
Chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị câm bẩm sinh có bị điếc không. Thực tế, câm được xem là hậu quả tình trạng điếc bẩm sinh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị điếc.
Nhiều bậc cha mẹ thường chỉ để ý đến việc trẻ nói mà vô tình bỏ qua việc trẻ có nghe được hay không. Chính điều này đã làm lỡ mất “giai đoạn vàng” để sàng lọc bệnh câm điếc bẩm sinh cho trẻ nhỏ trước 6 tháng tuổi.
Với những trẻ bị nghe kém nếu được phát hiện sớm thì sẽ có những biện pháp trị liệu và can thiệp kịp thời để có thể khôi phục lại khả năng nghe, nói cũng như phát triển như những đứa trẻ bình thường khác, tuy rằng việc tiếp thu của trẻ sẽ chậm hơn so với những trẻ khoẻ mạnh khác.
Nói chung, ở bất kỳ lứa tuổi nào thì cha mẹ cũng cần lưu ý đến khả năng thính lực của trẻ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường về chức năng nghe, bệnh lý về tai. Chẳng hạn như trẻ có dị hình về ống tai ngoài hoặc vành tai, bị hoặc viêm tai, viêm mũi họng… là những triệu trứng mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.
Phương pháp sàng lọc câm điếc bẩm sinh ở từng lứa tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh: Quan sát phản xạ nghe và cử động của trẻ. Bình thường, trẻ sẽ chớp mắt, cử động tay chân, giật mình hoặc khóc toáng lên khi có tiếng động. Tuy nhiên, ở trẻ bị khiếm thính thì sẽ không xuất hiện những dấu hiệu trên.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Trong độ tuổi này, trẻ đã biết chú ý, hướng đầu theo những hướng mà có âm thanh phát ra của các dụng cụ như lục lạc, chuông… Khi nghe thấy những âm thanh có cường độ cao như tiếng còi ô tô, tiếng sấm, đồ vật rơi mạnh… trẻ sẽ bị giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ hoặc khóc. Ngược lại, những trẻ bị khiếm thính sẽ không có các phản xạ này.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Đây chính là độ tuổi trẻ bắt đầu tập nói và bập bẹ theo những từ ngữ đơn giản. Nếu bị khiếm thính thì trẻ sẽ có biểu hiện nói ngọng, chậm nói hoặc không thể nói được. Thậm chí, trẻ không có phản ứng khi người khác gọi, hỏi chuyện hoặc chỉ đáp ứng trước những âm thanh có cường độ lớn.
- Trẻ trên 3 tuổi: Các dấu hiệu bất thường về thính lực được nêu ở trên ngày càng thể hiện rõ ràng hơn như trẻ chỉ nói được một số từ nhưng không rõ ràng, nói quá ngọng…
- Trẻ ở lứa tuổi học đường: Những trẻ bị khiếm thính thể hiện rõ khả năng nghe kém, tiếp thu bài học chậm, không tập chung, học kém hơn so với bạn cùng lớp, dễ bị cáu giận, không muốn trò chuyện, tiếp xúc hay tham gia vào các hoạt động tập thể…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và các phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ
Phương pháp điều trị trẻ bị điếc
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 hình thức can thiệp tình trạng câm điếc bẩm sinh sớm cho trẻ. Tuỳ thuộc vào tình trạng thính lực nhẹ hay nặng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bé như:
- Phương pháp khoa học hiện đại: Sử dụng các thiết bị nghe tân tiến như cấy ốc tai điện tử cho trẻ.
- Phương pháp ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với trị liệu ngôn ngữ dạy nói cho trẻ: Phương pháp này đòi hỏi sự chú tâm và kiên nhẫn rất cao của gia đình cũng như nhà trường.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật miệng cười: Trào lưu thẩm mỹ được ưa chuộng
Tóm lại, nếu chỉ nhìn theo bề ngoài thì trẻ sơ sinh sẽ không thể hiện rõ tình trạng có bị suy giảm thính lực hay không. Cha mẹ thường thấy con mình chậm chạp hơn so với bạn cùng trang lứa khi trẻ lớn lên thì mới đưa đi thăm khám và đã để lỡ mất cơ hội điều trị hiệu quả. Về lâu dài, trẻ bị điếc bẩm sinh sẽ dẫn tới bị câm. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi trẻ bị câm bẩm sinh có bị điếc không và hiểu được tầm quan trọng của việc sàng lọc câm điếc bẩm sinh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:dị tật bẩm sinhTrẻ sơ sinh