Phình động mạch chủ ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Phình động mạch chủ ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bạn đang đọc: Phình động mạch chủ ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh lý phình động mạch chủ ngực là một trạng thái giãn động mạch chủ không thể hồi phục và kéo dài. Tỷ lệ mắc bệnh này dao động từ 2% đến 5% trong tổng số các bệnh lý liên quan đến phình mạch máu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết để liên quan đến bệnh phình động mạch chủ ngực để người bệnh có thể nhận biết và được can thiệp kịp thời.

Phình động mạch chủ ngực (Thoracic Aortic aneurysm – TAA) là hiện tượng giãn bất thường động mạch chủ tại vùng cơ hoành. Phình động mạch chủ ngực chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp phình động mạch chủ. Đa số những người mắc phình động mạch chủ không xuất hiện các triệu chứng bất thường, trừ trường hợp bóc tách hoặc vỡ động mạch – đây là tình trạng nguy hiểm, dễ gây tử vong. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những thông tin xoay quanh căn bệnh phình động mạch chủ ngực.

Nguyên nhân dẫn đến phình động mạch chủ ngực

Các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ ngực bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ phình động mạch chủ tăng lên theo độ tuổi, đặc biệt là ở những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Thuốc lá: Việc hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ phình động mạch chủ.
  • Huyết áp cao: Huyết áp tăng gây tổn thương cho mạch máu trong cơ thể, tăng nguy cơ phình động mạch chủ.
  • Tích tụ mảng bám trong động mạch: Sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch làm động mạch trở nên kém linh hoạt. Áp lực tăng thêm có thể làm cho động mạch trở nên yếu và giãn rộng.
  • Lịch sử gia đình: Nếu có tiền sử về phình động mạch chủ trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, anh chị hoặc em, nguy cơ mắc chứng phình động mạch ở độ tuổi trẻ sẽ tăng lên nhiều.
  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn mang trong mình hội chứng Marfan hoặc các tình trạng có liên quan như hội chứng Loeys-Dietz hoặc hội chứng Ehlers-Danlos, nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ ngực sẽ tăng cao hơn một cách đáng kể.
  • Van động mạch chủ hai mảnh: Sự có mặt của van động mạch chủ chỉ gồm hai lá thay vì ba lá như bình thường có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ.
  • Nhiễm trùng không được điều trị: Mặc dù hiếm gặp, nhưng nếu nhiễm trùng như bệnh giang mai hoặc do vi khuẩn salmonella không được điều trị, có thể dẫn đến người bệnh dễ bị mắc chứng phình động mạch chủ ngực.

phinh-dong-mach-chu-nguc-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-tac-hai-phong-ngua 1.webp

Người thân trong gia đình có tiền sử bị phình động mạch chủ ngực sẽ làm gia tăng tỷ lệ bị phình động mạch ngực ở bạn

Triệu chứng phình động mạch chủ ngực

Bệnh phình động mạch chủ ngực thường hiếm khi có triệu chứng, thường chỉ được phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thực hiện chụp X-quang ngực thường quy. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng không điển hình như sau:

Đau đột ngột ở vùng trước ngực hoặc sau lưng

Cảm giác đau thường mơ hồ và có thể lan tỏa đến vùng cổ, hàm dưới, hoặc giữa hai xương bả vai. Đau cũng có thể xuất hiện ở vai trái hoặc lưng. Khi động mạch chủ ngực bị phình tách, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột như cảm giác vùng trước ngực hoặc sau lưng đang bị xé.

Khó thở và khó nuốt do áp lực chèn ép

Phình động mạch chủ ngực với mức độ lớn có thể gây áp lực chèn ép lên các cấu trúc xung quanh hoặc các cơ quan lân cận. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng (do áp lực chèn ép lên thần kinh thanh quản), khó thở, khó nuốt (do áp lực chèn ép lên khí quản và thực quản), hoặc sưng (do áp lực chèn ép lên tĩnh mạch).

Tìm hiểu thêm: Tác hại không ngờ của thói quen thức đêm ngủ ngày

phinh-dong-mach-chu-nguc-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-tac-hai-phong-ngua 2.webp
Đau đột ngột vùng trước ngực là một trong những triệu chứng không điển hình của phình động mạch chủ ngực

Biến chứng và tác hại của phình động mạch chủ ngực

Tốc độ phát triển của phình động mạch chủ ngực trung bình dao động từ 0,42 cm đến 0,56 cm mỗi năm. Khi đường kính của động mạch chủ ngực ngày càng tăng, nguy cơ vỡ phình động mạch chủ cũng tăng lên và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Đây là một trong những biến chứng nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh.

Trong giai đoạn chưa bị vỡ hoàn toàn, bệnh nhân có thể trải qua sốc và trụy tim mạch, thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau đột ngột và nặng ở vùng ngực, bụng, hoặc lưng;
  • Nhịp tim nhanh, huyết áp không đo được hoặc rất thấp;
  • Da niêm mạc nhợt nhạt do mất máu.

Các dấu hiệu của dịch trong màng phổi hoặc sau phúc mạc được phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh. Trong tình trạng này, bệnh nhân cần phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức, tuy nhiên, tiên lượng của bệnh cũng rất khó lường trước.

Phòng ngừa biến chứng phình động mạch chủ ngực

Không có biện pháp nào để ngăn ngừa hoàn toàn chứng phình động mạch chủ ngực. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua việc tuân thủ lối sống lành mạnh để giảm xơ vữa động mạch, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây phình động mạch chủ. Đặc biệt, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì chỉ số huyết áp và mức cholesterol trong giới hạn bình thường.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Tránh tiếp xúc với thuốc lá dưới mọi hình thức.
  • Tập luyện tối thiểu 150 phút mỗi tuần với các hoạt động vận động vừa phải như đi bộ, đạp xe, yoga, khiêu vũ, bơi lội,…
  • Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ, đặc biệt là đối với những người có yếu tố nguy cơ phình động mạch chủ ngực.

phinh-dong-mach-chu-nguc-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-tac-hai-phong-ngua 3.webp

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: 1 tháng có kinh 3 lần dấu hiệu của bệnh gì?

Tập luyện 150 phút mỗi tuần để hạn chế các rủi ro liên quan đến bênh phình động mạch chủ

Từ những thông tin trong bài viết, có thể thấy rằng phình động mạch chủ ngực là một bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, để phòng ngừa phình động mạch chủ, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích và kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Cơ thể người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *