Bạn đang đọc: Khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ và cách để vượt qua
Đối với trẻ em, ở những năm tháng đầu đời, giấc ngủ của trẻ là điều quan trọng nhất. Vì vậy, khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng ngủ sẽ trở thành một vấn đề nhức nhối cho ba mẹ và trẻ. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân khủng hoảng ngủ ở trẻ và cách để vượt qua.
Mặc dù con phải phát triển cân nặng và chiều cao tốt nhưng khủng hoảng ngủ khiến không ít ba mẹ mệt mỏi. Vậy khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ là gì và làm thế nào để giúp trẻ vượt qua khủng hoảng giấc ngủ? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây.
Khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ là gì?
Khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ là hiện tượng mà bé bỗng dậy vào nửa đêm, thức giấc liên tục trong khoảng 1 đến 2 tiếng, và thường gặp khó khăn trong việc ngủ vào ban ngày. Điều này thường xuất hiện khi bé bắt đầu hình thành các thói quen ngủ ổn định, và có những giấc ngủ dài.
Khi các dấu hiệu này xuất hiện ở các tháng thứ 4, thứ 8 hoặc 9, tháng thứ 12, tháng thứ 18, có khả năng cao bé đang trải qua giai đoạn khủng hoảng ngủ.
Trong giai đoạn này, bé bắt đầu nhận thức ra thế giới xung quanh và thấy nó rất thú vị, cùng với việc phát hiện ra những khả năng mới như biết bò. Sự thú vị này có thể làm bé quên đi việc ngủ. Điều này thường gây ra lo lắng và mệt mỏi cho mẹ do thiếu ngủ liên tục khi phải thức dậy cùng bé mỗi đêm.
Các giai đoạn khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ
Các giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ có thể không chính xác với thời điểm khủng hoảng ngủ (Wonder Week) của trẻ sơ sinh:
- Giai đoạn 4 tháng: Đây là giai đoạn đầu tiên của khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Thời điểm này thường gặp khi trẻ mọc răng, gây ra sự khó chịu và khó ngủ. Đồng thời, nhịp sinh học của bé đang phát triển và hoàn thiện.
- Giai đoạn 7 – 9 tháng: Trong khoảng thời gian này, bé bắt đầu ăn dặm và hệ tiêu hóa của bé đang thích ứng với thức ăn mới, có thể gây ra xáo trộn đường ruột và khó ngủ.
- Giai đoạn 12 tháng: Đây là lúc bé có sự nhận thức và suy nghĩ về thế giới xung quanh, dẫn đến tò mò và giảm thời gian ngủ.
- Giai đoạn 18 tháng hoặc 24 tháng: Bé bắt đầu tập nói và phát triển tâm lý, cảm xúc nhanh chóng. Kỹ năng mới này thu hút bé hơn là việc ngủ.
Trong các giai đoạn này, bé thường dành thời gian và năng lượng cho việc khám phá và tương tác với môi trường, dẫn đến việc giảm thời gian ngủ và khó ngủ hơn vào ban đêm.
Nguyên nhân khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ
Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, và hiểu rõ các nguyên nhân này là cực kỳ quan trọng để tìm ra giải pháp cải thiện giấc ngủ của trẻ:
Vấn đề tiêu hóa
- Trào ngược dạ dày: Sự trào ngược của sữa từ dạ dày lên họng khiến trẻ khó chịu và khó ngủ.
- Táo bón: Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh, gây khó khăn trong việc đi ngoài và làm trẻ cảm thấy không thoải mái.
Cảm xúc và lo âu từ phía cha mẹ
Trẻ có khả năng cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ. Căng thẳng, xung đột hoặc áp lực lớn trong gia đình có thể làm trẻ cảm thấy không an toàn và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Vấn đề sức khỏe
- Vấn đề về đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh hoặc viêm họng có thể khiến trẻ khó chịu, đặc biệt khi nằm ngửa để ngủ.
- Tiêu chảy và nhiễm trùng đường tiêu hóa: Gây khó chịu và làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Sự phát triển hệ thống thần kinh
- Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ: Sự phát triển của hệ thống thần kinh có thể gây khó khăn cho trẻ khi chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ sâu.
- Giấc ngủ của trẻ ngắn và thường xuyên thức giấc: Sự phát triển nhanh chóng của hệ thần kinh khiến trẻ tỉnh giấc thường xuyên và giấc ngủ ngắn hơn.
Hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp cha mẹ hoặc người chăm sóc tìm ra các phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Trứng cá tầm có tác dụng gì với sức khỏe?
Cách giải quyết khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ
Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh có thể tạo ra nhiều thách thức cho cha mẹ, nhưng không phải là vấn đề không thể giải quyết. Dưới đây là một số phương pháp để xử lý và giải quyết vấn đề này:
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Phòng ngủ của trẻ nên được tạo ra một cách ấm áp, yên tĩnh và an toàn. Ga trải giường nên được chọn từ chất liệu mềm mại để trẻ cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ.
- Sử dụng máy phát tiếng ồn trắng hoặc đèn ngủ với ánh sáng yếu có thể giúp hỗ trợ trẻ có giấc ngủ sâu hơn.
- Nuôi trẻ khoa học: Sữa mẹ chứa các yếu tố kích thích giấc ngủ tốt hơn, nên nếu có thể, hãy nuôi bé bằng sữa mẹ.
- Xây dựng lịch trình ổn định về giờ ăn và giờ ngủ giúp trẻ nắm vững thói quen ngủ và có giấc ngủ đều đặn.
- Thực hiện trình tự ngủ với các hoạt động như tắm rửa, đọc truyện trước giờ đi ngủ để giúp trẻ thư giãn và nắm vững tín hiệu giờ ngủ.
- Tương tác và tạo liên kết với trẻ: Tương tác với trẻ bằng cách nói chuyện, vỗ về và ôm trẻ giúp tạo ra kết nối với cha mẹ và làm trẻ cảm thấy an toàn hơn.
Sự yêu thương và quan tâm từ gia đình giúp trẻ yên tâm và dễ dàng thư giãn để chìm vào giấc ngủ. Bằng cách áp dụng những phương pháp trên, cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua khủng hoảng ngủ và tạo ra một môi trường ngủ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp giảm mỡ bụng dưới hiệu quả, an toàn mà bạn nên biết
Khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ là một thách thức lớn đối với cha mẹ trẻ nhưng việc hiểu rõ được nguyên nhân và cách khắc phục để giúp con có được giấc ngủ ngon và chất lượng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Tâm lýSức khỏe tinh thần