Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Dị sản ruột dạ dày có ranh giới rất gần với ung thư. Thống kê cho thấy tỉ lệ chuyển đổi từ bệnh lý này sang ung thư dạ dày là khá cao. Chúng có triệu chứng dễ nhầm với viêm nhiễm thông thường nên nếu không cảnh giác thì sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng ngại.

Bạn đang đọc: Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Khi bị dị sản ruột dạ dày, một phần niêm mạc của cơ quan này sẽ bị biến đổi theo hướng có hình thái và cấu trúc tương tự như niêm mạc ruột. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì đây chính là một trong những dạng tiền ung thư thường gặp.

Dị sản ruột dạ dày là gì?

Dị sản ruột dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm, teo, mất dần chức năng vốn có và thay đổi về mặt hình thái, cấu tạo. Cụ thể là trông gần giống với niêm mạc ruột. Điều này chủ yếu do dạ dày không tiết đủ HCl, khi đó pH ở lòng khoang của cơ quan này sẽ tăng lên, chuyển sang môi trường trung tính hoặc kiềm tương tự như môi trường ruột non.

Vậy nên phần niêm mạc dạ dày tổn thương sẽ có hình thức tương tự niêm mạc ruột.

Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị 1

Hình ảnh dị sản ruột dạ dày khi phóng đại kích thước

Dị sản ruột dạ dày và ung thư chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Nghiên cứu cho thấy khi theo dõi bệnh nhân trong vòng 5 năm, có khoảng 0,25 – 42% trường hợp tiến tới ung thư. Mức độ dị sản càng nặng thì nguy cơ gây ung thư dạ dày càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, người bệnh cần được điều trị và theo dõi sát sao để đề phòng nguy cơ.

Nguyên nhân phát sinh

Nguyên nhân chính yếu làm phát sinh căn bệnh này là viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính do sự xâm nhiễm và khu trú của vi khuẩn HP.

Tác nhân này sinh trưởng tốt trong môi trường pH thấp, chúng sẽ phá hủy hoặc làm bào mòn lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc. Từ đó mở đường cho hành trình tiếp cận niêm mạc dạ dày của dịch vị chứa HCl. Kết quả là gây viêm loét, tái diễn nhiều lần và dẫn đến biến chứng dị sản.

Ngoài lý do chủ chốt nói trên thì dị sản ruột ở dạ dày còn có thể xuất hiện do những căn nguyên dưới đây:

  • Ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh: Thường xuyên bỏ bữa, sử dụng nhiều đồ cay nóng, có thói quen ăn mặn, dung nạp chất béo và bia rượu quá mức,…
  • Căng thẳng thần kinh, bất ổn về tâm lý trong thời gian dài: Tác nhân này sẽ gây kích thích thần kinh, khiến dạ dày co bóp mạnh hơn hoặc tăng tiết dịch vì. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng dị sản.

Thực tế cho thấy khi niêm mạc dạ dày bị teo trong vài năm, các tế bào tiết dịch tiêu hóa sẽ bị tiêu hủy nhanh chóng và cơ quan này không còn duy trì được chức năng vốn có. Cuối cùng, khi pH ngày một tăng lên thì cũng là lúc dị sản ruột dần xuất hiện manh nha ở dạ dày.

Những dấu hiệu thường gặp

Nhìn chung, dị sản ruột ở dạ dày không có dấu hiệu điển hình mang tính chỉ điểm cao mà chúng có biểu hiện tương tự như nhiều bệnh lý khác ở dạ dày. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh bị đau thắt, đau âm ỉ hoặc khó chịu vùng dưới xương ức.
  • Thường xuyên ợ hơi, buồn nôn, có thể đi kèm khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: Sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, mất tập trung,…
  • Hoa mắt, mất thăng bằng, đau ngực, ngứa, ù tai.

Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện ồ ạt hoặc đơn lẻ nhưng nếu kéo dài quá một tuần, tốt nhất bạn nên thăm khám để làm rõ nguyên nhân.

Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị 2

Đau thượng vị – vùng ngay dưới xương ức là dấu hiệu thường gặp của bệnh

Chẩn đoán và điều trị dị sản ruột dạ dày

Chẩn đoán

Để chẩn đoán dị sản ruột ở dạ dày, người ta thường áp dụng các phương pháp sau:

Nội soi dạ dày

Đây là cách thức chẩn đoán vừa nhanh, vừa đem lại hiệu quả cao với độ chính xác gần như tuyệt đối. Theo đó khi tiến hành, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi mềm, đính kèm camera và nguồn sáng ở đầu vào để luồn qua hầu họng, xuống thực quản và tiếp cận dạ dày.

Trong quá trình thăm khám, nếu bác sĩ quan sát thấy những tổn thương nghi ngờ thì sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết. Đặc biệt, nội soi dạ dày còn giúp các chuyên gia y tế kiểm tra chính xác người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP hay không và cắt polyp, loại bỏ dị vật nếu có.

Tìm hiểu thêm: Sắc tố da là gì? Những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi sắc tố da

Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị 3
Nội soi tiêu hóa sẽ giúp chẩn đoán phân biệt dị sản ruột ở dạ dày với các bệnh lý khác

Ngày nay, với công nghệ nội soi phóng đại hàng trăm lần, kỹ thuật chẩn đoán đang xét còn giúp phát hiện nhanh các tổ chức tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn sớm. Khi đó, bác sĩ có thể can thiệp ngay bằng cách cắt hớt niêm mạc EMR hoặc cắt tách lớp dưới niêm mạc ESD mà không cần phải mổ phanh ổ bụng.

Xét nghiệm hơi thở C13

Đây là phương pháp dùng để kiểm tra xem người thăm khám có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Cụ thể, người thực hiện sẽ uống thuốc chứa Urea có đính kèm nguyên tử Carbon đồng vị C13. Nếu dạ dày có HP thì chúng sẽ sinh men urease để phân giải Urea thành Amoniac và khí Carbonic. Khí Carbonic chứa C13 đi vào máu, đào thải qua phổi và khi đo đạc lượng C13 trong hơi thở, chuyên gia y tế sẽ nhận ra sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Xét nghiệm máu

Một số loại xét nghiệm máu như đo nồng độ gastrin, vitamin B12, pepsinogen,… sẽ giúp bác sĩ có thêm căn cứ để xác định bệnh lý này. Các dấu hiệu nghi ngờ bao gồm thiếu hụt pepsinogen, gastrin tăng lên và lượng vitamin B12 có xu hướng giảm xuống.

Điều trị

Khi xác định rõ dị sản ruột ở dạ dày đã ở trạng thái tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm thì như đã nhắc qua, người bệnh sẽ được chỉ định cắt tách lớp dưới niêm mạc hoặc cắt hớt mạc EMR bằng máy nội soi cao cấp MCU.

Trong trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ, chưa tiến triển phức tạp thì bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng thuốc kết hợp điều chỉnh lối sống tùy từng ca bệnh. Để phòng ngừa nguy cơ, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là tái khám định kỳ để tránh được những rủi ro không đáng có.

Dị sản ruột dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị 4

>>>>>Xem thêm: 3 tháng đầu thai nhi sống bằng gì? Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng tiểu phẫu, thuốc hoặc thay đổi lối sống hằng ngày

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì tìm cách đối phó với dị sản ruột ở dạ dày, bạn hãy chủ động ngăn ngừa chúng bằng cách:

  • Ăn uống hợp vệ sinh, không chung đụng bát đũa với người nhiễm HP.
  • Giữ cho tinh thần luôn thư thái, tránh xa những tác nhân gây căng thẳng thần kinh, làm tổn hại đến tâm lý.
  • Nói không với rượu, bia và hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm cay, nóng.
  • Nội soi đường tiêu hóa 2 – 3 năm/lần, nếu đang có bệnh đường tiêu hóa thì nội soi 6 tháng/lần.
  • Lắng nghe cơ thể, nếu thấy dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin đắt giá về dị sản ruột dạ dày, một trong những tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa nghiêm trọng mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Sau cùng, chúc bạn luôn khỏe mạnh và xin chân thành cảm ơn vì đã đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Viêm loét dạ dàyUng thư dạ dàyTiêu hoá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *