Viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhận biết được các dấu hiệu, biến chứng bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy, bệnh viêm phổi nặng sẽ gây ra những biến chứng như thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh viêm phổi nặng gây ra biến chứng gì?
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số thông tin về bệnh viêm phổi nặng để từ đó có những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh đúng cách khi cần thiết.
Viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là khi các nhu mô phổi bị nhiễm trùng, các nhu mô này bao gồm ống phế nang, túi phế nang, viêm phế nang, viêm tiểu phế quản tận cùng và tổ chức liên kết khe kẽ bị các virus, nấm tấn công gây ra. Khi các đường dẫn khí và phế nang có chứa đầy các chất dịch nhầy, mủ, tiết dịch đường hô hấp trên thì sẽ khiến cho người bệnh bị sốt ớn lạnh, ho có đờm, khó thở. Viêm phổi có thể xuất hiện ở một vùng hoặc vài vùng của phổi, nguy hiểm hơn cả là có thể viêm toàn bộ phổi.
Đây là bệnh lý nguy hiểm, là nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, trung bình một trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 5 đến 8 lần mỗi năm.
Mặc dù hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học, việc điều trị bệnh viêm phổi đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Song, căn bệnh này vẫn là một gánh nặng của nền y tế và nền kinh tế. Ước tính mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì bệnh viêm phổi, do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi chăm sóc sức khỏe cho con em mình.
Bệnh viêm phổi ở giai đoạn đầu có những biểu hiện rất giống với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh rất dễ trở nặng. Rất nhiều phụ huynh đã tự ý mua thuốc điều trị bệnh viêm phổi cho con mà không biết rằng việc này có thể khiến cho sức khỏe của con có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Bệnh sẽ có một số dấu hiệu điển hình như:
- Bị đau ngực khi ho hoặc thở;
- Ho, ho có đờm, ho khan;
- Sốt cao trên 38 độ, đổ mồ hôi nhiều, có cảm giác ớn lạnh;
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải và chán ăn;
- Khó thở khi phải gắng sức, thở nhanh;
- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số các biến chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, ho ra máu, đau khớp, đau cơ,… Ở phụ nữ đang mang thai, nếu có các triệu chứng bệnh viêm phổi cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi trong bụng.
Biến chứng bệnh viêm phổi nặng như thế nào?
Bệnh viêm phổi một khi trở nặng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi mắc bệnh viêm phổi nặng có nguy cơ tử vong, 30 đến 50% người bệnh phải chịu những biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng huyết;
- Suy hô hấp nặng;
- Bị tràn dịch màng phổi, áp xe phổi;
- Viêm các màng ngoài tim;
- Gặp biến chứng ở các cơ quan khác như viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe não,…
Thời tiết thất thường kết hợp với bệnh viêm phổi nặng khiến cho nhiều người lớn và người cao tuổi bị suy hô hấp nặng phải cấp cứu. Bên cạnh đó, việc nằm điều hòa quá nhiều vào mùa hè có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi. Bệnh lý viêm phổi nếu nhẹ thì có thể có khả năng tự khỏi, tuy nhiên, một số loại viêm phổi nặng như viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm phổi do SARS-CoV-2 và viêm phổi do não mô cầu khuẩn,… thì không thể. Chính vì thế, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ là viêm phổi, người bệnh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt, không nên chủ quan không đi điều trị hoặc tự ý mua thuốc điều trị.
Tìm hiểu thêm: Phù Quincke là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Điều trị bệnh viêm phổi như thế nào?
Tùy thuộc vào triệu chứng và diễn tiến của bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất cho bệnh nhân. Những phương pháp điều trị bệnh viêm phổi sẽ bao gồm:
- Điều trị theo triệu chứng: Nhằm kiểm soát các triệu chứng do bệnh viêm phổi gây ra, bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc như thuốc ho, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,…
- Điều trị theo nguyên nhân: Phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống nấm,… Những trường hợp nặng hơn sẽ cần nhập viện để điều trị.
- Điều trị tại nhà: Người bệnh uống thuốc và nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Dù là phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc khiến cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn có thể trở nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Trên đây là một vài thông tin về bệnh lý viêm phổi. Căn bệnh này hoàn toàn có thể dự phòng chủ động bằng rất nhiều cách khác nhau như tiêm vắc xin, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi ra đường,… Hãy chủ động bảo vệ cơ thể để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm phổi nặng gây ra.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh về phổiCơ thể ngườiviêm phổi