Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là căn bệnh ngoài da phổ biến, nhiều người mắc phải. Bệnh không những khiến bạn bị cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hành hạ mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn những cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa vô cùng hiệu quả.

Bạn đang đọc: Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa có tính chất di truyền, hay do một người vốn có cơ địa dễ bị dị ứng, phản ứng với một số yếu tố dị nguyên từ môi trường tác động, bao gồm phấn hoa, bụi, lông chó mèo, thậm chí từ các loại mỹ phẩm… Khi bị viêm da cơ địa, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện những mảng da viêm đỏ, ngứa ngáy, có thể có kèm bong tróc/rỉ dịch. Tình trạng ngứa có thể dữ dội khiến bệnh nhân không kìm chế được phải gãi, gây xước da, thậm chí có nguy cơ gây ra nhiễm trùng. Do đó, biết cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng, phòng ngừa làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng thuốc kê đơn

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, nguy cơ tái phát cao. Bệnh nhân nếu sớm áp dụng biện pháp điều trị sẽ tránh cho bệnh diễn tiến nghiêm trọng và phức tạp, cũng như hạn chế để lại biến chứng về sau.

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa  1

Viêm da cơ địa gây khó chịu đến mọi sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa

Dưới đây là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng cách dùng kem thuốc theo đơn bác sĩ:

Kem chống ngứa

Các loại kem chống ngứa có công dụng làm giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu sau khi bạn bôi lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, kém chống ngứa chỉ hiệu quả nhanh đối với triệu chứng ngứa từ nhẹ đến trung bình. Với những trường hợp ngứa mức độ nặng, bác sĩ sẽ có thể phải kê thêm thuốc kháng histamin đường uống kết hợp với kem bôi. Lưu ý là những loại thuốc kháng histamin này hầu hết đều kèm tác dụng phụ gây buồn ngủ nên bệnh nhân chỉ nên uống thuốc vào buổi tối.

Kem dưỡng ẩm

Bên cạnh kem chống ngứa, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân viêm da cơ địa dùng kết hợp với kem dưỡng ẩm để giúp da nhanh chóng bớt khó chịu, đồng thời cũng giảm tình trạng khô, nứt nẻ da.

Kem kháng viêm

Kem kháng viêm là loại kem có khả năng làm giảm sưng, đỏ, ngứa cho vùng da bị bệnh. Lưu ý bệnh nhân chỉ sử dụng kem này theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc vì nếu dùng thời gian dài rất dễ khiến da đổi màu, thậm chí nhiễm trùng da.

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa 2

Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa là dùng kem kháng viêm

Kháng sinh

Trường hợp vùng da viêm có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét phương án cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn để xử lý nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân có vết thương hở kèm chảy dịch thì cần đắp gạc để giúp vùng da tổn thương tránh được nguy cơ bội nhiễm.

Ngoài ra, một cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa cũng rất hay đó là chườm lạnh lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Hiệu quả của phương pháp này nhanh chóng, rõ ràng, bạn sẽ cảm nhận ngay cơn ngứa dịu lại, giảm sưng. Tuy nhiên, bạn chú ý chỉ sử dụng nước sạch để chườm lạnh, giúp da được an toàn.

Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng biện pháp hạn chế yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh

Theo bác sĩ chuyên khoa, các yếu tố bên ngoài có thể kích thích khiến viêm da cơ địa khởi phát. Do đó, chú ý loại bỏ những yếu tố bên ngoài sẽ có tác dụng đẩy lùi căn bệnh da liễu này, bao gồm:

  • Tránh thử các loại thức ăn lạ trước đây chưa từng ăn. Có thể dùng thử một chút nhỏ nếu bạn muốn.
  • Hạn chế tối đa tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, điển hình như động vật có vỏ (tôm, cua, sò, nghêu,…), sữa, đậu phộng,…
  • Luôn giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt chăn ga gối, màn, thảm,… thường xuyên, đồng thời phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa 3

Dọn dẹp thường xuyên làm môi trường sống thông thoáng ít vi khuẩn hơn
  • Không nên tiếp xúc môi trường ô nhiễm, bụi bặm, khói thuốc lá.
  • Tránh việc tắm quá lâu (tốt nhất là từ 15 đến 20 phút) cũng như không tắm nước lạnh/nước quá nóng. Tốt nhất là tắm bằng nước ấm.
  • Chọn các loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ nhàng và không nên thay nhiều loại khác nhau. Vì điều này sẽ khiến da dễ bị dị ứng, ngứa do dùng trúng loại xà phòng không phù hợp.
  • Hạn chế gãi da khi bị viêm da cơ địa, nhất là trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị viêm da, hãy nhanh chóng kiểm tra và cắt móng tay khi cần thiết. Ngoài ra, nhớ đeo bao tay cho trẻ vào ban đêm để ngăn trẻ gãi da sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Chỉ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nhất là vào những ngày nắng nóng, oi bức khó chịu. Ngoài ra, nên dùng kem dưỡng ẩm cho da, giúp da không bị khô vào những ngày trời hanh khô.
  • Chú ý tăng cường bổ sung nước cho cơ thể cũng là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa rất hiệu quả. Khi cơ thể đủ nước sẽ cân bằng nồng độ điện giải, từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Da có đủ độ ẩm sẽ hạn chế ngứa ngáy, nứt nẻ.
  • Trang bị trong nhà một máy tạo độ ẩm có tác dụng cân bằng độ ẩm không khí, giúp bạn dễ chịu hơn, làn da cũng giảm tình trạng khô ráp, nứt nẻ.

Tìm hiểu thêm: Trực tràng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa 4
Máy tạo độ ẩm trong nhà giúp không khí dịu ẩm, giúp da giảm tình trạng khô ráp

Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa theo một số mẹo dân gian

Ngoài những cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa nêu trên, trong dân gian có một số bài thuốc có thể giúp giảm ngứa được đánh giá cao về tính hiệu quả, bao gồm:

Dùng nước lá trầu không ngâm vùng da bị ngứa

Lá trầu không là thảo được được dùng vào hỗ trợ nhiều bệnh lý phổ biến, bao gồm viêm da cơ địa. Có được công dụng này là nhờ lá trầu không có chứa nhiều polyphenol, uperoxide effutase và catalase. Những hoạt chất này giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, đồng thời kích thích chữa lành da bị tổn thương.

Mặt khác, trong là trầu không còn có thành phần Eugenol với đặc tính chống khuẩn, sát trùng hiệu quả. Khi bị ngứa do viêm da cơ địa, bạn hãy đun sôi lá trầu không đã được rửa sạch, chắt nước, chờ ấm rồi cho vùng da ngứa vào ngâm sẽ giúp cải thiện bệnh rất hiệu quả.

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa 5

Tắm bằng nước lá trầu đun sôi giúp da được sát trùng tự nhiên và an toàn

Tắm lá khế

Tắm lá khế cũng là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa. Từ lâu, lá khế được đánh giá cao trong việc điều trị những bệnh lý về da, bao gồm viêm da cơ địa. Do lá khế có chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bạn rửa sạch lá khế, sau đó đun sôi lá khế cùng với nước. Dùng nước lá khế tắm mỗi ngày sẽ giúp triệu chứng ngứa ngáy trên da nhanh chóng giảm và biến mất.

Tắm lá trà xanh

Bệnh nhân viêm da cơ địa có thể dùng nước lá trà xanh đã nấu để tắm, giúp giảm ngứa rất hay. Tác dụng này có được nhờ trong trà xanh có chứa những tinh chất chống oxy hóa, giúp hồi phục nhanh chóng các tế bào da đang bị bệnh.

Mặt khác, lượng polyphenol trong lá chè xanh chống viêm cũng rất hiệu quả, làm giảm tình trạng sưng, ngứa da.

Sử dụng mật ong nguyên chất

Từ lâu mật ong được biết đến với đặc tính kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Do đó, bạn có thể áp dụng cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa ngay tại nhà bằng nguyên liệu mật ong.

Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa 6

>>>>>Xem thêm: Bánh quẩy bao nhiêu calo? Giải đáp chi tiết

Mật ong giúp cho da hồi phục nhanh chóng nhờ đặc tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm hiệu quả

Mật ong vừa dưỡng ẩm, vừa chứa chất chống oxy hóa nên mang lại tác dụng hồi phục cho vùng da đang bị tổn thương, đồng thời cũng cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Tóm lại, có rất nhiều cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là không được tự ý chẩn đoán bệnh cũng như áp dụng biện pháp điều trị nếu chưa thăm khám bác sĩ và được tư vấn phương pháp phù hợp. Viêm da cơ địa gây ngứa nên rất dễ bị nhiễm trùng do gãi. Các phương pháp dân gian tuy đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng hầu hết chưa được kiểm chứng nên có thể không phù hợp với cơ thể bạn. Do đó, tốt nhất là đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ để giúp bệnh nhanh chóng được kiểm soát và chữa lành.

Xem thêm:

  • Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì?
  • Viêm da mủ: Nguyên nhân gây bệnh và lưu ý khi điều trị
  • Viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa có di truyền không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Viêm da cơ địaviêm daBệnh da liễu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *