Tìm hiểu về tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Tìm hiểu về tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Khả năng phòng chống bệnh tật và tuổi thọ của mỗi người đều lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động của hệ miễn dịch. Vậy bạn biết gì về hệ cơ quan này và làm thế nào để tăng cường chức năng của chúng?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là tên gọi của hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan có vai trò bảo vệ, chặn đứng con đường xâm nhập của vi sinh vật và các kháng nguyên lạ từ bên ngoài vào cơ thể.

Hệ miễn dịch và tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết 1

Hệ miễn dịch sẽ bảo vệ bạn trước các tác nhân gây bệnh

Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:

  • Hạch bạch huyết;
  • Amidan cổ họng;
  • Hệ thống tiêu hóa;
  • Tủy xương;
  • Da;
  • Lá lách;
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục.

Hệ thống miễn dịch không nằm tập trung ở cơ quan nào đó mà phân bố rải rác khắp nơi giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội hoành hành và tấn công cơ thể bạn. Lúc này, nguy cơ mắc bệnh nói chung và bệnh truyền nhiễm nói riêng là rất cao. Chính vì vậy hệ thống miễn dịch càng hoạt động tốt thì cơ thể càng khỏe mạnh và ngược lại.

Phân loại miễn dịch

Hệ miễn dịch làm nên khả năng miễn dịch của cơ thể. Và dựa vào nguồn gốc, cách thức hoạt động mà miễn dịch được phân làm 3 loại cơ bản sau đây:

  • Miễn dịch bẩm sinh: Là loại miễn dịch sinh ra đã có với hệ thống tế bào bạch cầu và kháng thể có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Đây là hàng rào phòng thủ đầu tiên tham gia trực tiếp vào việc ngăn chặn, tấn công mầm bệnh. Nếu yếu tố nguy cơ đi qua được lớp bảo vệ này thì chúng sẽ tiếp cận với hệ thống miễn dịch thụ động hoặc chủ động.
  • Miễn dịch chủ động: Xuất hiện sau khi cơ thể tiêm vắc xin hoặc tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh. Kháng thể sinh ra có tác dụng chống lại kháng nguyên tương ứng. Tùy trường hợp, lượng kháng thể này có thể tồn tại lâu dài hoặc duy trì trong thời gian ngắn hạn.
  • Miễn dịch thụ động: Tiếp nhận kháng thể từ một nguồn khác một cách thụ động. Ví dụ trẻ mới sinh ra đã được nhận kháng thể của người mẹ qua nhau thai và qua đường sữa mẹ. Hay những người bị phơi nhiễm virus dại sau khi bị chó dại cắn thì sẽ được tiêm huyết thanh kháng dại chứa kháng thể để chống lại tác nhân gây hại này.

Chức năng của hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch được biết đến với 2 chức năng cơ bản sau:

Bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh trước các yếu tố nguy cơ

Môi trường xung quanh chúng ta đầy rẫy những tác nhân gây hại, từ vi khuẩn, virus cho tới nấm và nhiều loại ký sinh trùng. Thế nhưng không phải ai cũng bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chúng bởi đã có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống miễn dịch.

Hệ miễn dịch và tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết 2

Hệ thống miễn dịch đảm nhiệm 2 chức năng là phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh truyền nhiễm cũ

Cụ thể, những yếu tố nguy cơ này cần phải đi qua nhiều hàng rào bảo vệ nếu muốn gây bệnh trên cơ thể người. Đầu tiên là da, niêm mạc, lông, lớp nhầy,… giúp cản đường đi của vi sinh vật.

Nếu chúng đi qua được lớp hàng rào vật lý này thì bạch cầu và kháng thể sẽ tham gia trực tiếp vào việc tiêu diệt các yếu tố nguy cơ. Trong trường hợp không thể loại bỏ được tác nhân gây bệnh, hệ thống phòng thủ vẫn ra sức làm việc để kìm hãm, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh trên cơ thể chúng ta.

Ngăn ngừa sự tái phát của bệnh truyền nhiễm cũ

Mỗi lần tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hoặc bị nhiễm bệnh, cơ thể bạn sẽ sản sinh và tích lũy một lượng kháng thể nhất định. Vậy nên tổng lượng kháng thể có xu hướng tăng dần qua thời gian.

Chính vì vậy, khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đây cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động, đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát.

Nguyên nhân suy giảm miễn dịch

Sự suy giảm miễn dịch sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh có cơ hội hoành hành trên cơ thể chúng ta. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chức năng của hệ thống miễn dịch dần suy yếu?

Lão hóa

Tuổi càng cao thì độ nhạy của hệ thống miễn dịch càng giảm. Lượng tế bào tham gia vào hoạt động miễn dịch cũng ngày một ít đi. Vậy nên người già rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng. Việc can thiệp thường khó khăn hơn và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn hẳn so với người trẻ.

Căng thẳng, lo âu

Khi căng thẳng hay rối loạn lo âu, cơ thể sẽ sản sinh hormone cortisol. Chất tiết này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch, khiến chúng hoạt động kém hơn bình thường. Vậy nên nếu thường xuyên stress thì nguy cơ suy giảm miễn dịch là khó tránh khỏi.

Tìm hiểu thêm: Đau đầu đau họng là biểu hiện của bệnh gì? Cách phòng ngừa tình trạng này thế nào?

Hệ miễn dịch và tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết 3
Chức năng miễn dịch suy yếu có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân

Thiếu ngủ

Cytokine, một chất tiết tham gia vào hệ thống miễn dịch chỉ được sản sinh trong lúc ngủ. Do đó nếu bạn thiếu ngủ thì khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời, nhiều nghiên cứu còn cho thấy lượng tế bào bạch cầu lympho và các kháng thể sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta không ngủ đủ giấc.

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu kẽm, axit folic, sắt, đồng, vitamin,… sẽ khiến hệ thống miễn dịch dần suy yếu. Trong một diễn biến khác, ăn nhiều chất đường bột, thiếu chất xơ, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,… cũng sẽ làm hủy hoại chức năng miễn dịch của bạn.

Lười vận động

Khi vận động tích cực, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại nếu bạn lười tập luyện, hệ cơ quan này cũng sẽ “ngủ yên” và không phát huy được vai trò thiết yếu của mình.

Nhiễm HIV/AIDS

Loại virus nói trên tấn công trực tiếp vào các tế bào bạch cầu của cơ thể nên nếu nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ suy giảm chức năng rất nhanh. Cùng với đó là kéo theo hàng loạt bệnh cơ hội: Nhiễm trùng, ung thư, phát ban, lao,…

Hệ miễn dịch và tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết 5

>>>>>Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 4 là gì? Biểu hiện thường thấy và cách giúp trẻ vượt qua

Ngủ đủ giấc, dinh dưỡng lành mạnh, rèn luyện thể lực,… là những giải pháp hiệu quả giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

Giải pháp giúp hỗ trợ tăng hệ miễn dịch

Để cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả dưới đây:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau củ quả tươi và chất béo không bão hòa. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.
  • Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Uống rượu với mức độ nhất định có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tích cực rèn luyện thể chất: Tùy vào thực trạng sức khỏe và sở thích cá nhân mà bạn có thể chọn một hoặc nhiều bộ môn như: Đạp xe, bơi, yoga, tập gym, chạy bộ,… Quan trọng là luyện tập đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia để phát huy tối đa hiệu quả nhận về.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Có thể chia nhỏ thành nhiều giấc ngủ ngắn, tùy theo lịch trình làm việc, sinh hoạt của mỗi cá nhân.
  • Tiêm vắc xin: Đây là cách hiệu quả nhất để giúp bạn tạo ra miễn dịch chủ động. Chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm đủ số mũi theo khuyến cáo để thu về kết quả tốt nhất.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, vệ sinh tay khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ, tắm rửa hằng ngày. Đặc biệt là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.

Tóm lại, hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người. Hệ thống miễn dịch thực hiện các phản ứng nhanh nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những mầm bệnh bên ngoài. Nếu hệ thống này bị suy yếu, bạn cần sớm tìm hiểu nguyên nhân gây ra, từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp để nó ổn định trở lại. Đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng cường để nâng cao hệ thống cũng như giúp cơ thể không bị ốm vặt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Hệ miễn dịchSức đề kháng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *