Huyệt Hiệp Bạch – Huyệt vị quan trọng giải quyết nhiều bệnh

Huyệt Hiệp Bạch – Huyệt vị quan trọng giải quyết nhiều bệnh

Huyệt Hiệp Bạch nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Bác sĩ Y học cổ truyền thường áp dụng huyệt vị này để chữa trị những bệnh lý nào?

Bạn đang đọc: Huyệt Hiệp Bạch – Huyệt vị quan trọng giải quyết nhiều bệnh

Huyệt Hiệp Bạch có vị trí khá dễ xác định. Đây là huyệt vị giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó thở và đau nhức vùng cánh tay.

Ý nghĩa tên gọi huyệt Hiệp Bạch là gì?

Theo Y học cổ truyền, huyệt Hiệp Bạch được cắt nghĩa như sau: “Hiệp” ý chỉ huyệt nằm gần vị trí của cơ nhị đầu cánh tay, “Bạch” mang ý nghĩa màu trắng (Theo Trung y cương mục). Huyệt vị này có xuất xứ từ Giáp ất kinh và có những đặc tính sau:

  • Là huyệt thứ 4 của đường kinh phế.
  • Biệt của Thái Âm (Giáp ất kinh).
  • Huyệt có tác dụng tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân.

Vị trí huyệt Hiệp Bạch

Huyệt Hiệp Bạch được tìm thấy ở mặt trong của cánh tay, là nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay và đường nằm ngang phía dưới nách trước 4 thốn ngón tay. Huyệt vị này cách vị trí của huyệt Xích Trạch nằm trên khớp khuỷu tay 5 thốn và cách huyệt Thiên Phủ 1 thốn về phía dưới.

Huyệt Hiệp Bạch - Huyệt vị quan trọng giải quyết nhiều bệnh

Vị trí của huyệt

Khi giải phẫu huyệt dưới da, chúng ta sẽ thấy bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước. Đi sâu hơn, ta sẽ thấy bờ ngoài của xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ vùng huyệt Hiệp Bạch là các nhánh của sợi thần kinh cơ da. Da vùng huyệt này được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Những tác dụng của huyệt Hiệp Bạch

Trong Đông y, huyệt Hiệp Bạch có 3 tác dụng chính, bao gồm:

Tác dụng tại chỗ của huyệt Hiệp Bạch

Huyệt vị này được các bác sĩ Y học cổ truyền ứng dụng để điều trị các vấn đề đau nhức tại vùng trước ngoài cánh tay. Huyệt Hiệp Bạch khi được tác động sẽ giúp người bệnh giải phóng cơn đau nhức, khó chịu vùng mặt trước cánh tay do chấn thương, suy giảm chức năng cơ hoặc lao động mạnh một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể ứng dụng việc châm cứu lên huyệt Hiệp Bạch để giải quyết một số bệnh lý sau: Đau đám rối thần kinh cánh tay, khớp, cơ, thần kinh,…

Tác dụng toàn thân của huyệt Hiệp Bạch

Điều trị chứng chảy máu mũi là một trong những tác dụng của huyệt vị này mà chúng ta không thể bỏ qua. Bệnh chảy máu mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, cần loại trừ các bệnh lý thực thể như: Máu, xơ gan, tim mạch, suy thận,… hoặc những trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc gây rối loạn đông máu. Những bệnh lý này khi châm cứu vào huyệt Hiệp Bạch ít có tác dụng vì chúng cần phải điều trị căn nguyên mới có thể khỏi bệnh.

Tìm hiểu thêm: Chụp CT có hại không? Chụp CT tác động đến cơ thể như thế nào?

Huyệt Hiệp Bạch - Huyệt vị quan trọng giải quyết nhiều bệnh
Châm cứu giúp cầm máu tạm thời

Chúng ta có thể tác động lên huyệt vị này để điều trị chứng chảy máu mũi đến từ các nguyên nhân tại chỗ gây chảy máu như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạch, hen phế quản, hít phải hóa chất độc hại,… Tác động lên huyệt Hiệp Bạch sẽ giúp cầm máu tạm thời hiệu quả.

Tác dụng của huyệt Hiệp Bạch theo đường kinh phế

Đường kinh phế xuất phát từ huyệt Trung Phủ (vị trí tại rãnh delta ngực giao với khoang liên sườn II), đi xuống mặt trước ngoài của cánh tay, tiếp tục vòng qua khuỷu tay và xuống cẳng tay. Từ đây, đường kinh phế tiếp tục đi qua cổ tay và mô cái ở mặt gan tay và tận cùng ở phần phía ngoài chân móng của ngón tay cái.

Nói đến đường kinh phế, quan niệm Đông y thường nhắc đến các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và mũi – họng. Cụ thể, tác động vào các huyệt trên đường kinh phế, bao gồm huyệt Hiệp Bạch sẽ giúp điều trị các bệnh đường hô hấp như: Ho có đờm, ho khan, khó thở, viêm long đường hô hấp, viêm phổi, viêm mũi dị ứng,…

Các cách tác động lên huyệt Hiệp Bạch

Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị, chúng ta cần phối hợp cách tác động lên huyệt bằng hai phương pháp châm và cứu.

Thủ thuật châm

Châm là thủ thuật điều trị không dùng thuốc. Các chuyên gia y học cổ truyền sẽ dùng kim châm được làm từ bạc, vàng, hợp kim hoặc thông dụng nhất hiện nay là inox để châm xuyên qua da, tác động lên huyệt Hiệp Bạch. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay vì những ưu điểm: Chi phí thấp, dễ thực hiện, hạn chế xâm lấn, ít biến chứng.

Huyệt Hiệp Bạch - Huyệt vị quan trọng giải quyết nhiều bệnh

>>>>>Xem thêm: U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Châm cứu là phương pháp được đánh giá cao về độ an toàn

Thủ thuật châm được chỉ định để điều trị các bệnh lý đường hô hấp như: Viêm họng, viêm phế quản, ho, hen phế quản,… Người bệnh sẽ được châm một lần hoặc cách nhật lên huyệt Hiệp Bạch, nếu bệnh nhân khỏe mạnh có thể châm ngày 2 lần. Khi thực hiện sẽ châm thẳng với độ sâu của kim từ 0,5 – 1 thốn. Một liệu trình châm từ 7 – 10 ngày và có thể cần thực hiện 1 – 2 liệu trình tùy tình trạng bệnh.

Dù là phương pháp được đánh giá khá an toàn nhưng thủ thuật châm vẫn chống chỉ định những trường hợp bệnh sau: Đau bụng ngoại khoa, bệnh cấp cứu, người bị thiếu máu, sức khỏe yếu, người mắc bệnh tim, có tiền sử rối loạn đông máu hoặc đang trong tình trạng tinh thần không ổn định.

Thủ thuật cứu

Cứu là phương pháp vật lý dùng nhiệt lượng tác động lên huyệt vị hoặc trên bộ có bệnh. Mục đích của nó là dẫn sức ấm và nóng vào bên trong huyệt để phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe do lúc này cơ thể được thông kinh lạc, ít khí hoạt huyết, ôn tán hán tà. Hiện nay có nhiều phương pháp cứu như: Điếu ngải, ôn châm, cứu bằng mồi ngải. Khi thực hiện sẽ cứu 3 – 5 tráng. Cứu trong vòng 10 – 20 phút.

Có thể nói huyệt Hiệp Bạch là một trong những huyệt vị quan trọng, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng các thủ thuật châm và cứu cần được tiến hành bởi những chuyên gia Đông y, tuyệt đối không nên tự thực hiện ở nhà để tránh những rủi ro về sức khỏe.

Xem thêm:

  • Các huyệt đạo trên cơ thể – Bấm đúng huyệt chữa bách bệnh
  • Huyệt Hạ Liêm nằm ở đâu? Huyệt có những công dụng gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Y học cổ truyềnHuyệt đạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *