Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, khoang miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của bộ phận này qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Muốn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, bạn cần đưa thức ăn qua khoang miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo cũng như cách chăm sóc khoang miệng sao cho đúng cách. Điều này khiến cho số lượng người mắc các bệnh lý liên quan đến khoang miệng tăng lên nhanh chóng.

Vị trí và cấu tạo của khoang miệng

Khoang miệng nằm ngay ở nửa dưới của khuôn mặt, giữa mũi và cằm. Nó là nơi bắt đầu của hệ tiêu hoá, là nơi kết nối giữa bên ngoài và bên trong của cơ thể. Các giới hạn xung quanh của khoang miệng bao gồm:

  • Hai môi ở bên dưới và bên trên;
  • Má ở phía trước và hai bên;
  • Sàn miệng bên dưới lưỡi;
  • Vòm miệng bên trên;
  • Yết hầu ở bên trong, nằm sâu dưới vòm họng.

Mặt trước của khoang miệng là khe miệng. Thức ăn sau khi đi vào khe miệng được nghiền nát trong khoang miệng thì sẽ được chuyển tiếp tới eo hầu họng để đi tới hầu họng. Phần này được bao phủ bởi vòm miệng và vòm hầu.

Xét về khung xương, khoang miệng được tạo nên bởi sự gắn kết của các xương hàm trên, xương khẩu cái. Riêng xương bướm và xương móng thì nằm ở vị trí độc lập so với các xương còn lại.

Cung răng cũng chính là nguyên nhân khiến khoang miệng được chia thành 2 phần riêng biệt:

  • Hành lang miệng, hay còn được biết đến là tiền đình miệng nằm ở phía bên ngoài của cung răng.
  • Nằm bên trong cung răng là xoang miệng chính.

Bên cạnh đó, khoang miệng còn chứa rất nhiều tuyến nước bọt, tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa. Chúng phân bố rải rác ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi, có tác dụng tiết ra enzyme khi gặp thức ăn.

Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 1

Khoang miệng được tạo thành nhờ vào nhiều bộ phận

Chức năng của khoang miệng

Khoang miệng được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận khác nhau, đó là: Môi, má, đáy hành lang, răng, niêm mạc nướu răng và xương ổ, khẩu cái, lưỡi, sàn miệng, tuyến nước bọt và hệ thống hạch bạch huyết. Các bộ phận này phối hợp nhịp nhàng với nhau, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Tiêu hóa

Miệng là điểm khởi đầu của hệ tiêu hóa. Ban đầu, khi thức ăn được đưa vào miệng, các tuyến nước bọt sẽ bắt đầu tiết ra để làm mềm thức ăn, giúp răng nghiền nát dễ dàng hơn. Trong nước bọt cũng chứa một lượng lớn enzyme amylase, có tác dụng phân hủy carbohydrate thành đường. Tiếp theo, lưỡi sẽ đẩy thức ăn xuống một đường ống dẫn xuống dạ dày, hay còn gọi là thực quản. Đồng thời, nắp thanh quản cũng đóng lại để đảm bảo thức ăn không rơi vào khí quản, gây nghẹt thở, nghẹn, sặc,…

Phát âm

Muốn âm thanh phát ra được rõ ràng, cần có sự rèn luyện thường xuyên của khoang miệng, kết hợp với dây thanh quản. Không khí có trong thanh quản khi thoát ra ngoài sẽ làm rung các dây thanh quản, tạo ra âm thanh. Lưỡi và môi cũng chuyển động linh hoạt để âm thanh được định hình theo ý muốn của con người.

Bên cạnh đó, giọng nói của mỗi người cũng có sự khác nhau rõ rệt, chính là nhờ vào độ kín của dây thanh âm, cùng với cấu tạo đa dạng của vòm miệng cứng, vòm mềm và mũi.

Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 2

Sự kết hợp của lưỡi, môi, răng và thanh quản giúp con người có thể nói chuyện

Hô hấp

Thông thường, con người cần phải giữ nhịp độ hô hấp bằng mũi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoang miệng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trao đổi khí.

Hỗ trợ thăng bằng

Chắc hẳn, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết rằng khoang miệng còn có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu 1 trong 3 cơ quan là: Lưỡi, xương hàm và hệ thống thần kinh không khỏe mạnh, con người rất dễ bị mất thăng bằng.

Nguyên nhân là do xương hàm trên gắn chặt với tai, và liên kết trực tiếp với nhãn cầu. Do đó, chỉ cần xương hàm trên kém phát triển thì sẽ gây ra áp lực rất lớn đối với nhãn cầu và các cơ quan nâng đỡ bộ phận này.

Dẫn lưu xoang

Cấu tạo của vòm miệng có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình dẫn lưu xoang. Nếu vòm miệng phát triển không đúng vị trí, người bệnh sẽ cảm thấy quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Tìm hiểu thêm: Cổ họng nổi hạt trắng do nguyên nhân gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 3
Khoang miệng còn có tác dụng dẫn lưu xoang

Các bệnh lý liên quan đến khoang miệng

Khoang miệng là một trong những bộ phận phải hoạt động nhiều nhất. Việc chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến khoang miệng, có thể kể đến như:

  • Nhiệt miệng: Đây là tình trạng các vết mụn màu trắng hoặc xám, có viền đỏ xung quanh, xuất hiện chủ yếu ở lưỡi, má và nướu, gây đau, nhức cho người bệnh.
  • Bạch sản niêm mạc miệng: Các mảng trắng bám bên trong miệng là phản ứng của khoang miệng đối với các chất kích thích có trong răng giả và thuốc lá.
  • Tưa miệng: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, tạo nên các mảng màu trắng ở lưỡi, má, vòm miệng và môi.
  • Lưỡi lông đen: Lưỡi lông đen thường bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, uống cà phê hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Lichen phẳng: Lichen phẳng là một dạng phát ban hiếm gặp, gây ra các mảng trắng và sưng đỏ trong miệng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng.
  • Viêm lưỡi bản đồ: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tình trạng viêm lưỡi bản đồ là bề mặt của lưỡi gồ ghề, lồi lõm và tạo ra nhiều mảng trắng rải rác như bản đồ.
  • Viêm nha chu: Tình trạng viêm nha chu sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn viêm hoặc nhiễm trùng nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ gây hỏng và mất răng.
  • Sâu răng: Sâu răng có thể do người bệnh không vệ sinh răng đúng cách, khiến cho răng bị áp xe, đổi màu, dẫn đến sâu răng.

Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 4

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến mà bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải

Chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách?

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng một cách hiệu quả. Từ đó, ngăn ngừa răng bị ố vàng, cũng như các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Bạn có thể tham khảo chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày như sau:

  • Chải răng thường xuyên 2 lần/ngày.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, tránh dùng chung bàn chải với người khác.
  • Dùng kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh trước khi đánh răng bằng bàn chải.
  • Vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng bàn chải lưỡi.
  • Súc miệng bằng nước kháng khuẩn sau mỗi bữa ăn.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá lạnh, quá nóng hoặc quá chua.
  • Không hút thuốc và hạn chế uống quá nhiều cà phê.
  • Uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
  • Áp dụng phương pháp niềng răng trong trường hợp răng mọc lệch làm sai lệch khớp cắn.

Khoang miệng: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp 5

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc cảm cúm trẻ em 8 tháng tuổi

Bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm để vệ sinh răng miệng hàng ngày

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất liên quan đến cấu tạo, vị trí, chức năng và các bệnh lý thường gặp ở khoang miệng. Hãy ghi nhớ các biện pháp bảo vệ răng miệng và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Cơ thể ngườiTai mũi họng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *