Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da

Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da

Những vùng da bị tổn thương do tia UV như đầu, cổ, môi, cánh tay, bàn tay… là biểu hiện của bệnh Bowen, một loại ung thư da khá phổ biến. Căn bệnh này như một rối loạn sừng hóa tiền ung thư. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào?

Bạn đang đọc: Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da

Bệnh Bowen thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi, là bệnh rối loạn tế bào sừng ở da tiền ung thư. Tổn thương xảy ra ở bất cứ vùng da nào hay ở niêm mạc sinh dục, miệng… Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về căn bệnh này.

Bệnh Bowen là gì?

Bệnh Bowen còn gọi là ung thư tế bào vảy khu trú ở da là một dạng ung thư da với nguyên nhân từ các tế bào vảy. Tế bào vảy có cấu tạo mỏng, phẳng, là một phần của lớp biểu bì, lớp ngoài cùng của da. Ngoài ra, một số bộ phận khác của cơ thể như phổi, đường tiết niệu hay màng nhầy có thể bị ung thư do cũng có tế bào vảy.

Trên da của người bệnh thường có các mảng có vảy, màu đỏ hoặc xuất hiện mụn cóc, những vết loét hở. Những biểu hiện bất thường này có thể xuất hiện bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhất là những vùng tiếp xúc nhiều với tia UV từ mặt trời hay tiếp xúc đèn tắm nắng, giường tắm nắng,…, nhất là ở tai, môi, cổ, ngực, lưng, tay, chân,…

Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da 1

Bệnh Bowen còn có tên gọi khác là ung thư tế bào vảy khu trú ở da

Căn bệnh này không đe dọa đến tính mạng nhưng vẫn có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Các khối u có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khi tăng lên và lan sang các vùng khác.

So với các loại ung thư khác, loại ung thư này được đánh giá phát triển khá chậm. Tuy nhiên, nó có thể lan đến các mô, xương, hạch bạch huyết xung quanh nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp.

Còn có hai loại ung thư phổ biến khác cũng liên quan đến tế bào vảy gồm ung thư tế bào vảy thực quản và ung thư tế bào vảy trong miệng.

Dấu hiệu của bệnh Bowen

Cơ chế của bệnh là tia UV và các yếu tố gây hại khác làm hỏng ADN của tế bào. Nếu quá trình sửa chữa ADN bị trì hoãn hoặc thất bại, các tế bào biểu mô có thể biến thành tế bào khối u, phát triển thành ung thư.

Đa số trường hợp mắc bệnh Bowen là nam giới trên 60 tuổi và tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào. Khi bị bệnh, trên da xuất hiện vết hình dĩa có thể xuất hiện thành cụm gồm 10 – 20 đám hoặc đứng riêng lẻ. Những đám này thường có màu hồng hoặc nâu sẫm, một số đám phẳng, nhỏ như bèo tấm hoặc phát triển thành mảng rộng, một số đám có gờ hơi cao.

Đa số tổn thương ở trung tâm thường lõm và ở xung quanh xù xì có gai như hạt cơm. Phía trên phủ vẩy tiết hoặc vẩy da. Loại ung thư này phát triển gồm hai giai đoạn: Trong 3 – 10 năm đầu tiên, tổn thương tương đối ổn định nhưng trở nên loét, sùi như ung thư tế bào gai vào giai đoạn sau.

Biểu hiện của bệnh thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Để phân biệt, bác sĩ cần dựa vào biểu hiện bên ngoài, đặc điểm phát triển của tổn thương cũng như kết hợp với chẩn đoán.

Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da 2

Trên da xuất hiện những vết hình dĩa màu nâu sẫm

Mối liên quan giữa thạch tín và bệnh Bowen

Tổn thương da trong ngộ độc thạch tín (arsenic) do người bệnh hấp thu arsenic ở ngưỡng bình thường trong khoảng thời gian tiếp xúc ít nhất là 6 tháng. Thời gian tổn thương da xuất hiện phụ thuộc vào thời gian, liều, tần suất tiếp xúc với arsenic, dạng arsenic sử dụng, nhưng thường dao động từ 4 đến 40 năm.

Biểu hiện lâm sàng

Đặc trưng là các tổn thương dày sừng ở ngọn chi, nhất là lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tổn thương tiến triển từ từ và tăng dần về kích thước và số lượng. Khám lâm sàng thấy nhiều tổn thương sẩn dày sừng màu vàng, hiện tượng tăng sắc tố ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khi bệnh tiến triển, sự liên kết giữa tổn thương về số lượng, kích thước và độ dày sừng tạo thành mảng sùi lớn, có thể lan tỏa ra ở mu tay và các phần còn lại của cơ thể.

Ngoài ra người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn sắc tố, tăng sắc tố toàn thân loang lổ, nhiều ở các nếp gấp. Các dát tăng sắc tố phân bố đối xứng trên thân mình và ngọn chi như hạt mưa rơi. Xuất hiện tổn thương móng, có một hoặc nhiều dải trắng ngang trên toàn bộ bề rộng của móng.

Các tổn thương ác tính gồm bệnh Bowen, ung thư biểu mô tế bào đáy trên nền da lành ở vùng hở và vùng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ung thư biểu mô tế bào vảy thể xâm nhập.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Batten là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị thế nào?

Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da 3
Đặc trưng của bệnh Bowen do thạch tín là các tổn thương dày sừng, nhất là ở lòng bàn tay

Để đánh giá tình trạng nhiễm độc Arenic, bác sĩ khai thác nguồn nước sử dụng, tiền sử dùng thuốc để điều trị các bệnh lý của người bệnh. Theo khuyến cáo của WHO, nguồn nước (mẫu 50ml nước) có nồng độ giới hạn cho phép là 10mcg/L.

Kết luận

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Bowen (ung thư tế bào vảy ở da) là nhiễm độc Arsenic mạn tính. Các dấu hiệu biểu hiện trên da do ngộ độc arsenic mạn tính gây ra gồm các điểm dày sừng ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, các dát nâu đỏ, các sẩn dày sừng nằm rải rác, đặc biệt là ở vùng da hở. Các tổn thương này được gọi là các biểu hiện tiền ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh Bowen

Không như các loại ung thư khác, bệnh Bowen thường không nhạy cảm với xạ trị. Để điều trị căn bệnh này, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u được sử dụng phổ biến.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ dùng đèn khe kiểm tra chi tiết khối u để xác định chính xác vị trí. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng fluorescein nhuộm biểu mô giác mạc và kết mạc, vùng biểu mô bình thường sẽ không bị nhuộm màu. Phạm vi cắt bỏ khối u thường xa hơn 2mm so với ranh giới, giúp giảm thiểu tổn thương chức năng thị giác.

Bệnh Bowen: Ung thư tế bào vảy khu trú ở da 4

>>>>>Xem thêm: Máu kinh màu nâu có bình thường không? Nên làm gì khi máu kinh màu nâu?

Bệnh thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u

Mặc dù khối u chỉ xâm lân tương đối ở ngoài nhưng chức năng của tế bào gốc chi có thể bị ảnh hưởng nếu diện tích cắt bỏ khối u quá lớn. Do đó, vẫn cần ứng dụng màng ối kết hợp cấy ghép chi trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ.

Mặc dù đã cắt bỏ khối u nhưng đây là căn bệnh dễ tái phát, người bệnh cần tái khám thường xuyên. Nếu bị tái phát ở những lần sau vẫn có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Gần đây, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp bôi mitomycin 0,02% lên khối u trong 14 ngày, một ngày 4 lần. Kết quả cho thấy kích thước khối u sẽ giảm dần sau 1 tháng sử dụng, chỉ còn đục giác mạc nhẹ sau 4 tháng và không tái phát lâm sàng sau 9 tháng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nên cẩn trọng vì có thể gặp tác dụng phụ khá nghiêm trọng với mitomycin C.

Trường hợp ung thư ở phạm vi rộng, bác sĩ có thể tiến hành tạo hình mắt hoặc chọc dò nhãn.

Tóm lại, để phòng ngừa bệnh Bowen, một dạng bệnh ung thư da, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa hàng năm tại cơ sở y tế nhằm phát hiện và điều trị dự phòng sớm ung thư.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Ung thư daBệnh ung thưThông tin sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *