Huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt?

Huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt?

Chỉ số huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi. Có nhiều nguồn tin cho biết, những người từ 70 tuổi trở lên có chỉ số huyết áp dễ biến động. Vậy huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt? Làm sao để duy trì huyết áp người lớn tuổi ở mức bình thường?

Bạn đang đọc: Huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt?

Huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những sự thay đổi chỉ số huyết áp khác nhau. Huyết áp ở người cao tuổi sẽ thường cao hơn so với lúc còn trẻ, đặc biệt là trên 70 tuổi. Huyết áp cao đồng nghĩa với việc đi kèm với nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Chúng ta cần biết được huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt để có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ người lớn tuổi tốt nhất.

Vì sao huyết áp quan trọng đối với sức khoẻ của con người?

Huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành động mạch khi được bơm ra khỏi tim. Hai chỉ số biểu diễn huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp bình thường sẽ được cá thể hoá, tuỳ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ của người đó. Huyết áp bình thường rơi vào khoảng 120/80 mmHg.

huyet-ap-cua-nguoi-70-tuoi-bao-nhieu-la-tot 1.webp

Bất kỳ sự thay đổi nào của huyết áp ở người lớn tuổi đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Vì huyết áp là chỉ số quan trọng liên quan đến cường độ hoạt động của tim, mức độ co bóp đàn hồi của mạch máu, lưu lượng cũng như áp suất của dịch não tuỷ nên nó được coi là chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khoẻ của một người. Khi huyết áp có sự thay đổi tăng cao hoặc giảm thấp thì sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao như gây ra các bệnh lý về tim mạch, suy tim, đột quỵ, suy thận và nhiều vấn đề về mạch máu. Trong khi đó, huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém, nó có thể gây ra những rối loạn về mạch máu, chóng mặt, đau đầu, tim thiếu máu cục bộ… Chính bởi vì những tác động lớn đến sức khoẻ, nên việc đo và theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, người có huyết áp dễ thay đổi là rất quan trọng.

Huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt?

Ở những người lớn tuổi, huyết áp có xu hướng tăng cao hơn, đặc biệt làm người già trên 70 tuổi. Huyết áp tuổi 70 được khuyến cáo là giữ ở mức 134/87 mmHg. Theo một số nghiên cứu thì huyết áp của người 70 tuổi thường dao động khoảng 121/83 mmHg – 147/91 mmHg.

Mặc dù đối với những người trẻ thì mức huyết áp này được coi là mức tăng huyết áp nhưng ở người già cần xem xét nhiều yếu tố liên quan đến lão hoá cho nên đây được xem là mức huyết áp bình thường đối với người trên 70 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Túi mật sứ: Triệu chứng nhận biết, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

huyet-ap-cua-nguoi-70-tuoi-bao-nhieu-la-tot 2.webp
Huyết áp ở người 70 tuổi cao hơn so với người trẻ

Biện pháp giúp ổn định huyết áp ở người 70 tuổi

Tăng huyết áp ở người già dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh. Để hạn chế những tác động xấu đến cơ thể, cần có những biện pháp duy trì ổn định mức huyết áp, đặc biệt là người trên 70 tuổi.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng giữa các chất dinh dưỡng nên được thực hiện từ sớm. Điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp của cơ thể. Trong thực đơn ăn uống của những người lớn tuổi cần được bổ sung nhiều nhóm dưỡng chất quan trọng như protein, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các món ăn nên được chế biến đơn giản, ít gia vị, nấu mềm dễ nuốt, cắt miếng vừa ăn để hỗ trợ việc nhai nuốt cũng như hoạt động tiêu hoá thức ăn của dạ dày.

Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm nhiều gia vị đặc biệt là vị mặn, tránh ăn những đồ ăn chứa chất bảo quản. Luôn uống nhiều nước nhất có thể để đảm bảo nhiều hoạt động của cơ thể.

Vận động và tập luyện thể thao phù hợp

Vận động thể chất thường xuyên với những bài tập thể dục đơn giản, vừa sức luôn là giải pháp hữu để nâng cao sức khỏe nói chung và ổn định huyết áp nói riêng. Giữ thói quen tốt này giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh tật, bao gồm cả bệnh tăng huyết áp và bệnh lý về tim mạch. Người lớn chỉ nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân như đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh…

huyet-ap-cua-nguoi-70-tuoi-bao-nhieu-la-tot 3.webp

>>>>>Xem thêm: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để nâng cao sức khoẻ cũng như duy trì sự ổn định của huyết áp

Massage, xoa bóp, bấm huyệt

Theo nhiều nghiên cứu, việc kết hợp các biện pháp Y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt với phương pháp điều trị hiện đại nên được áp dụng bởi nó giúp hỗ trợ nhau trong điều trị bệnh lý. Việc tác động đến những huyệt đạo trên cơ thể để đả thông kinh mạch, giãn nở mạch máu, lưu thông máu tốt hơn, cải thiện được nhiều vấn đề liên quan đến tăng huyết áp.

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trong mỗi gia đình nên trang bị máy đo huyết áp để thuận tiện cho việc theo dõi sức khoẻ. Đặc biệt nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, có nguy cơ đột quỵ hay có người già lớn tuổi thì cần theo dõi huyết áp thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi ngày để quản lý tốt tình trạng sức khoẻ hiện tại cũng như những nguy cơ có thể mắc phải. Bên cạnh đó, người già cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để được thăm khám toàn bộ cơ thể cũng như có những biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt? Huyết áp của người 70 tuổi là một trong những mối quan tâm lớn của người lớn tuổi trong giai đoạn này, vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, cần biết được mức an toàn của huyết áp ở người 70 tuổi, từ đó có những thay đổi trong lối sống để duy trì được mức huyết áp này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tăng huyết ápbệnh huyết áp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *