Phân biệt sự khác nhau giữa chủng Delta và Omicron

Phân biệt sự khác nhau giữa chủng Delta và Omicron

Covid-19 là đại dịch do chủng virus có tên Sars-CoV-2, được phát hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Covid -19 gây ra các triệu chứng trên đường hô hấp cho người bệnh, với các biểu hiện giống như bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay viêm phổi. Cùng nhà thuốc Long Châu phân biệt chủng Delta và Omicron qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Phân biệt sự khác nhau giữa chủng Delta và Omicron

Khi biến chủng mới của Covid-19 – Omicron xuất hiện, đã làm hạn chế việc di chuyển qua lại giữa các quốc gia và gia tăng mức độ cảnh báo rủi ro toàn cầu, về nguy cơ tái bùng phát đại dịch. Các nhà khoa học phải nhanh chóng và gấp rút nghiên cứu cách thức lây lan của biến thể mới và những khác biệt giữa chủng Delta và Omicron.

Tổng quan về biến chủng Omicron

Biến chủng Omicron đầu tiên được đặt tên là B.1.1.529, được phát hiện lần đầu ở khu vực Nam Phi. Sau đó, chủng Omicron lan sang các nước như Israel, Anh, Italy và nhiều nước tại châu Âu. Đến ngày 26 tháng 11 năm 2021, Omicron được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại vào chủng covid “đáng lo ngại”.

Biến chủng Omicron được nghiên cứu và phát hiện ra khoảng 50 đột biến mới, trong đó 32 đột biến được ghi nhận trên protein gai. Điều này cho thấy, virus gây bệnh Covid-19 đã “thay đổi” để thích nghi tốt với cơ thể người.

Với nhiều điểm đột biến mới, đặc biệt là các protein gai ở khu vực tương tác với tế bào cơ thể người tăng diện tích tiếp xúc. Các chuyên gia y tế dự báo chủng mới này sẽ có khả năng lây lan nhanh hơn, khi so sánh giữa chủng Delta và Omicron. Biến chủng Omicron dễ đề kháng với vắc-xin, cũng như tránh được các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Chủng Delta và Omicron 01

Omicron có khả năng tàng hình và lẩn trốn khỏi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể

Phân biệt triệu chứng Covid-19 do biến chủng Delta và Omicron

Nam Phi là khu vực đầu tiên phát ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn mới. Theo đó, các triệu chứng ghi nhận khi nhiễm phải chủng Omicron được mô tả là “cực kì nhẹ”. Độ tuổi ghi nhận nhiễm biến thể Covid-19 mới này rơi vào khoảng từ 20 đến 30 – nhóm tuổi thường có sức để kháng tương đối tốt nên ghi nhận triệu chứng Covid-19 nhẹ hơn. Các bác sĩ ở Nam Phi cảnh báo rằng, người lớn tuổi mắc phải biến thể Omicron có thể gặp phải triệu chứng nặng nề hơn.

Khi so sánh triệu chứng Covid-19 khi nhiễm hai chủng Delta và Omicron, có thể thấy rằng: Đối với biến chủng mới, bệnh nhân mắc phải chỉ xuất hiện triệu chứng rất nhẹ, giống với cảm cúm thông thường, ví dụ như sốt, ho khan, đau khắp người và đổ mồ hôi về đêm.

Khi cơ thể nhiễm phải biến chủng Omicron, người bệnh có thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau nhức toàn thân và kèm theo tình trạng nhức đầu xuất hiện xen kẽ. Bệnh nhân có thể không bị đau họng, chỉ cảm thấy ngứa cổ nhưng không ho, không mất vị giác và không mất khứu giác. Điều này có thể là gợi ý ban đầu, khi các bác sĩ phân biệt triệu chứng Covid-19 khi mắc phải hai chủng Delta và Omicron.

Tìm hiểu thêm: Vàng da lòng bàn tay có phải mắc bệnh không?

Chủng Delta và Omicron 02
Triệu chứng bệnh có thể là gợi ý ban đầu giúp phân biệt chủng Delta và Omicron

Triệu chứng bệnh Covid-19 khi nhiễm phải chủng Delta và Alpha

Biến chủng Delta là biến chủng chiếm ưu thế trong các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu. Các triệu chứng khi nhiễm phải biến chủng này tương đối giống với biến chủng Alpha COVID (B.1.1.7), nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy giống như mình bị cảm lạnh hơn, với các biểu hiện như đau đầu, sốt, sổ mũi và đau họng.

Trong khi đó, các triệu chứng phổ biến nhất biến chủng Alpha (B.1.1.7) bao gồm mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau họng, mất vị giác và mất khứu giác. Tuy vậy thì tùy tình trạng cơ địa mỗi người, Covid-19 có thể gây ra các biểu hiện khác nhau.

Theo các nhà khoa học, chủng Delta có khả năng lây bệnh Covid-19 cao hơn 50% so với chủng Alpha, làm cho số lượng bệnh nhân xét nghiệm dương tính cao hơn đáng kể.

Tại sao biến chủng Omicron lại đáng lo ngại?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại chủng Omicron vào nhóm “biến thể đáng lo ngại”. Trên cơ sở đã có bằng chứng về việc gia tăng mức độ lây lan, cũng như tình trạng bệnh nặng hơn (tăng số ca nhập viện hoặc tử vong). Không những thế, biến chủng này còn có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của kháng thể do từng bị nhiễm bệnh hoặc tiêm phòng trước đó, giảm hiệu quả với vắc-xin và gây ra những khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Chủng Delta và Omicron 03

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tuyến giáp khi mang thai có nguy hiểm không?

Các đột biến mới trên protein gai của biến thể Omicron làm tăng khả năng lây lan bệnh

Theo dòng thời gian, các biến thể đáng lo ngại lần lượt là Alpha, Beta, biến thể Delta và cuối cùng là đến Omicron, cho thấy khả năng đột biến nhanh chóng của virus SARS-CoV-2, nhằm mục đích né tránh hệ miễn dịch. Một số chủng đáng lo ngại hơn như biến thể MU và Lambda, làm tăng mức độ nghiêm trọng khi bệnh nhân nhiễm phải, nhưng không dễ lây lan.

Các chuyên gia y tế tại WHO cho biết, khi so sánh giữa chủng Delta và Omicron, biến thể Omicron phát sinh nhiều đột biến mới, làm tăng nguy cơ bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 và khả năng lây lan nhanh hơn. Nói cách khác, người từng bị Covid-19 có thể tái nhiễm khi tiếp với người bệnh nhiễm chủng mới Omicron.

Thêm nữa, đối tượng người cao tuổi, người có bệnh nền, người có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt cần có phương pháp phòng bệnh để tránh nhiễm Covid-19, vì biến chủng Omicron có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn đọc phân biệt giữa chủng Delta và Omicron. Về cơ bản, triệu chứng khi nhiễm phải biến chủng Omicron sẽ nhẹ nhàng hơn và giống với bệnh cảm cúm thông thường. Việc theo dõi và phát hiện các triệu chứng bệnh Covid-19 từ sớm rất quan trọng, giúp người bệnh kịp thời cách ly, hạn chế virus lây lan và điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Covid-19Triệu chứng covid

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *