Nhịp tim nhanh trên thất là tình trạng nhịp tim đập nhanh một cách bất thường. Các triệu chứng của bệnh lý nhịp tim nhanh trên thất biểu hiện ra ngoài thường gặp bao gồm cảm giác đánh trống ngực, chóng mặt và khó thở. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cùng cách phòng ngừa hiệu quả.
Bạn đang đọc: Rối loạn nhịp tim nhanh trên thất: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nhịp tim nhanh trên thất bao gồm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh. Khi nhịp tim đập với tần số hơn 100 nhịp/phút xuất phát từ những vùng cơ tim bất thường ở tâm thất của tim có thể gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, may mắn là ngày nay nhờ những tiến bộ của phương pháp thăm dò điện sinh lý học tim đã giúp chúng ta hiểu được cơ chế gây ra những cơn nhịp nhanh, từ đó có thể phân loại những cơn nhịp tim nhanh trên thất và tiến hành biện pháp điều trị hữu hiệu nhất.
Rối loạn nhịp tim nhanh trên thất là gì?
Nhịp tim nhanh trên thất (supraventricular tachycardia – SVT) là tình trạng rối loạn nhịp tim khá phổ biến, hay nói cách khác là tình trạng nhịp tim nhanh bất thường.
Thông thường, nhịp tim chúng ta sẽ đập theo sự kiểm soát của nút xoang – trung tâm điều khiển nhịp tim tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi xuất hiện cơn nhịp tim nhanh trên thất, nhịp tim sẽ không còn đập theo sự kiểm soát tự nhiên này mà nó đập theo nhịp khác với tần số nhanh hơn xuất phát từ một vị trí nào đó phía trên tâm thất, sau đó lan truyền xuống tâm thất chứ không phải theo nhịp xoang bình thường.
Các chuyên gia y tế đã phân thành ba loại rối loạn nhịp tim nhanh trên thất chính bao gồm:
- Nhịp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất: Đây là loại rối loạn nhịp tim nhanh trên thất phổ biến nhất, xảy ra chủ yếu ở những người có độ tuổi từ 20 – 30, nữ giới thường bị hơn nam giới. Tình trạng này xuất hiện khi có một vòng vào lại khu trú trong phạm vi nút nhĩ thất, và tiếp đó luồng xung điện bất thường sẽ lan truyền theo vòng vào lại này.
- Nhịp nhanh nhĩ: Dạng rối loạn nhịp tim nhanh trên thất này khởi phát từ một khu vực mô nhỏ nằm ở tâm nhĩ – vị trí khởi phát xung điện bất thường. Kết quả là nhịp tim đập theo xung này, nhanh hơn nhiều so với nhịp tim bình thường.
- Hội chứng Wolff – Parkinson – White (WPW syndrome).
Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim nhanh trên thất
Nhịp tim nhanh trên thất (SVT) là một rối loạn nhịp tim có thể đáng báo động, nhưng nếu chúng ta hiểu được các triệu chứng của nó và hành động nhanh nhất có thể thì sẽ ngăn ngừa được nguy cơ rủi ro cho sức khỏe. Bạn cần biết là thời gian mà cơn rối loạn nhịp tim nhanh trên thất xảy ra được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, hoặc dài hơn nữa (nhưng hiếm) với một số triệu chứng bao gồm:
Nhịp tim tăng cao
Nhịp tim bình thường: 60 – 100 nhịp/phút.
Nhịp tim SVT: Lên tới 140 – 200 nhịp/phút hoặc nhanh hơn.
Đánh trống ngực
Cảm giác nhịp tim không đều hoặc mạnh.
Chóng mặt và choáng váng
Cảm thấy cơ thể không ổn định hoặc thậm chí có thể ngất xỉu.
Hụt hơi
Người bị khó thở hoặc cảm giác khó thở.
Khó chịu ở ngực
Thỉnh thoảng có cảm giác hơi khó chịu ở ngực.
Cơn đau thắt ngực
Rối loạn nhịp tim nhanh trên thất có thể gây đau thắt ngực ở những người có tiền sử bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Khởi phát đột ngột
Các cơn rối loạn nhịp tim nhanh trên thất có thể xảy ra đột ngột cho dù có hoặc không có yếu tố thúc đẩy.
Nếu bạn nghi ngờ gặp phải tình trạng SVT, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám, làm các xét nghiệm phù hợp để giúp xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị hợp lý (bằng thuốc hoặc không bằng thuốc).
Các yếu tố nguy cơ của rối loạn nhịp tim nhanh trên thất là gì?
Nhịp tim nhanh trên thất có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và việc bạn hiểu được những yếu tố kích hoạt dưới đây sẽ giúp quản lý và ngăn ngừa các cơn rối loạn nhịp tim này.
Các yếu tố nguy cơ gây nhịp nhanh trên thất bao gồm:
Thuốc
Một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc hít hen suyễn và thuốc trị cảm lạnh có thể góp phần gây khởi phát hội chứng SVT.
Caffein
Việc bạn tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh trên thất.
Rượu bia
Uống rượu bia cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các đợt SVT.
Căng thẳng và cảm xúc tiêu cực
Căng thẳng, lo lắng và cảm xúc tiêu cực đều có thể là những yếu tố nguy cơ gây kích hoạt SVT.
Khói thuốc lá
Hút thuốc lá, thậm chí tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc SVT.
Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu chúng ta tránh được càng nhiều các yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn rối loạn nhịp tim nhanh trên thất kể trên sẽ càng giúp làm giảm được tần suất xuất hiện những cơn rối loạn nhịp tim nhanh trên thất.
Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nhanh trên thất
Nhịp tim nhanh trên thất có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, ban đầu có thể chỉ là triệu chứng thoáng qua nhưng sau đó sẽ đến giai đoạn đáng lo ngại hơn rất nhiều. Do đó, việc hiểu rõ các lựa chọn điều trị đối với bệnh lý này là rất quan trọng.
Hồi phục tự nhiên
Nhiều đợt SVT có thể tự hết mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn và quan sát cơ thể thường xuyên trong những giai đoạn tự điều chỉnh này.
Can thiệp chủ động
Những hành động đơn giản, chẳng hạn như uống một cốc nước lạnh, nín thở hoặc ngâm mặt vào nước lạnh cũng là những biện pháp tức thời có thể giúp bạn ngăn chặn cơn SVT.
Nhập viện đối với trường hợp nặng
Nếu cơn rối loạn nhịp tim nhanh trên thất kéo dài hoặc ở mức độ nặng cần phải nhập viện ngay lập tức. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ can thiệp để nhanh chóng chấm dứt cơn bệnh.
Can thiệp bằng thuốc tiêm tĩnh mạch
- Adenosine là thuốc được sử dụng, tiêm tĩnh mạch để cắt cơn SVT.
- Verapamil dùng để thay thế nếu Adenosine bị chống chỉ định hoặc không hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh phổ biến gây ra nhiễm trùng cơ hội
Sốc điện
Trong trường hợp SVT có ảnh hưởng đáng kể đến huyết động, gây hạ huyết áp, biện pháp sốc điện có thể được tiến hành để giải quyết cơn rối loạn này.
Tóm lại, rối loạn nhịp tim nhanh trên thất có nhiều loại với các tần số nhịp đập nhanh khác nhau. Trường hợp cơn rối loạn không xuất hiện thường xuyên, ít triệu chứng, thời gian xảy ra ngắn thì thông thường không cần điều trị, thay vào đó bạn chỉ cần chú ý hạn chế tối đa những yếu tố có nguy cơ gây kích thích khởi phát cơn. Bên cạnh đó có thể kết hợp với việc ngồi thiền, yoga giúp cơ thể luôn được cân bằng, cảm xúc được kiểm soát tốt nhất. Khi thấy cơn rối loạn kéo dài, ở mức độ nặng thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm tính mạng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh tim bẩm sinhBệnh timThông tin sức khỏe