Hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào?

Hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào?

Hôi miệng do viêm lợi khiến bạn tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Bạn đang đọc: Hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào?

Hôi miệng do viêm lợi là tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng. Mặc dù, nó không gây ra những hậu quả quá nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Vậy hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây viêm lợi

Viêm lợi là một trong những tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân gặp bệnh lý nha khoa. Nguyên nhân gây viêm lợi là do các vi khuẩn có hại tồn tại trong các mảng bám hoặc cao răng trong miệng gây ra. Vi khuẩn tồn tại càng lâu, phát triển càng mạnh mẽ thì tình trạng viêm lợi càng nặng.

Ngoài ra, viêm lợi còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Suy giảm sức đề kháng, thiếu Vitamin C;
  • Xương hàm bị biến dạng;
  • Răng mọc chậm đặc biệt là ở trẻ em hoặc người đang mọc răng khôn;
  • Niêm mạc miệng bị hoại tử, bong tróc;
  • Tiến triển của một số bệnh lý khác như sâu răng,…
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào 2

Vệ sinh răng miệng không đúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm lợi

Theo các bác sĩ nha khoa, viêm lợi không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị nó có thể gây ra nhiều biến chứng khác đến sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Dấu hiệu của viêm lợi

Lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, không bị sưng đỏ, đau nhức hay chảy máu khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng tay chạm nhẹ vào. Khi bị viêm lợi, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Sốt;
  • Lợi bị sưng đỏ, phì đại, đau nhức;
  • Có các mảng bám, cao răng ở vị trí lợi sưng đỏ;
  • Dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống;
  • Hơi thở có mùi;
  • Chân răng lỏng lẻo do lợi bị tụt xuống khỏi chân răng;
  • Nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường;
  • Bệnh nhân có cảm giác cộm, vướng, khó khăn khi khép miệng do lợi bị sưng đau;
  • Viêm lợi nặng có thể dẫn đến lở loét, mưng mủ ở vị trí viêm.

Đa phần, viêm lợi không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên người bệnh thường chủ quan, không điều trị hoặc tự mua thuốc để điều trị tại nhà. Điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh không dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần hoặc tiến triển nặng hơn.

Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như lợi bị lở loét, hủy hoại nghiêm trọng, chân răng bị tàn phá, lung lay dẫn đến rụng răng. Ở trẻ đang phát triển, nếu bệnh không được điều trị hợp lý có thể dẫn đến viêm nha chu và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

Tình trạng hôi miệng do viêm lợi

Hôi miệng là một trong các triệu chứng điển hình của viêm lợi. Các vi khuẩn có hại phân hủy các mảng bám, thức ăn bám trên răng gây ra tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng do viêm lợi khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp thường ngày. Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn đánh răng 3 – 4 lần mỗi ngày mà hơi thở vẫn có mùi.

hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào 4

Hôi miệng do viêm lợi khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp thường ngày

Điều trị hôi miệng do viêm lợi

Để điều trị vấn đề này một cách hiệu quả, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nha khoa, kết hợp việc điều trị bằng thuốc với chế độ chăm sóc tại nhà hợp lý.

Điều trị bằng thuốc

Khi bị viêm lợi, bạn không nên chủ quan hoặc tự ý dùng thuốc mà nên đến các cơ sở nha khoa để được điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào tiền sử và tình trạng bệnh, bác sĩ nha khoa sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol: Đây là loại thuốc thông dụng thường được sử dụng để hạ sốt, giảm đau do viêm. Bạn chỉ nên dùng tối đa 2g/ngày, dùng quá liều tối đa có thể dẫn đến ngộ độc gan.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tình trạng đau nhức, viêm nhiễm. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày – tá tràng,… Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Diclophenac, meloxicam, aspirin,…
  • Thuốc giảm đau chống viêm steroid (Corticoid): Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh giúp khắc phục tình trạng sưng đau do viêm lợi. Tuy nhiên, tương tự như NSAIDs, nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, phù nề, loãng xương, suy giảm miễn dịch,… Một số thuốc corticoid có thể dùng bao gồm: Prednisolone, prednisone,…
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh – nguyên nhân chính dẫn đến viêm lợi. Để điều trị viêm lợi, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc như spiramycin và metronidazol,… Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đúng và đủ liều sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Rách cùng đồ âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào 5
Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, việc chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách cũng sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng hôi miệng do viêm lợi hiệu quả:

  • Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên: Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp giảm hôi miệng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa, giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Thay bàn chải đánh răng: Nên thay bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng/lần. Việc dùng 1 bàn chải cũ quá lâu có thể không làm sạch răng hiệu quả.
  • Tránh thao tác quá mạnh khi đánh răng: Đánh răng quá mạnh có thể khiến chảy máu lợi, chảy máu chân răng, làm nặng hơn tình trạng viêm.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Khi bị viêm lợi, bạn nên tránh ăn đồ cay nóng vì chúng có thể làm tăng cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có thể gây ra mùi hôi khó chịu.

hôi miệng do viêm lợi khắc phục như thế nào 6

>>>>>Xem thêm: Chỉnh nha là gì? Các phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay

Không nên hút thuốc lá để hạn chế mùi hôi miệng khó chịu

Tóm lại, khắc phục hôi miệng do viêm lợi cũng chính là khắc phục tình trạng viêm lợi. Do đó, để điều trị vấn đề này hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:hôi miệngBệnh răng miệngChăm sóc răng miệng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *