Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không?

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không?

Ung thư lưỡi là một bệnh lý thường gặp ở nhóm đối tượng người cao tuổi và thường khó phát hiện sớm vì triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vậy nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không?

Bạn đang đọc: Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không?

Hạch bạch huyết còn được gọi là hạch lympho, là một cơ quan rất quan trọng trong hệ thống bạch huyết. Có khoảng 500 – 600 hạch phân bố trên khắp cơ thể con người và thường tập chung ở một số vị trí như tai, cổ, nách… Bình thường rất khó để nhận biết hạch, tuy nhiên khi cơ thể xảy ra vấn đề khiến hạch nổi lên trên bề mặt da. Vậy nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi không?

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi?

Hiện nay, ung thư lưỡi đang có xu hướng trẻ hoá do lối sống thiếu khoa học của một bộ phận giới trẻ. Bệnh ung thư lưỡi thường bắt nguồn từ các tế bào vảy nến xuất hiện trên bề mặt của lưỡi, sau đó gây tổn thương tại vùng miệng và hình thành khối u tại đó. Biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thường khá mờ nhạt, không rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Do vậy, hầu hết các ca bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì bệnh nhân mới phát hiện ra. Vậy nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không?

Nổi hạch có thể là một triệu chứng của ung thư, tuy nhiên, nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng. Do đó, nếu bạn thấy nổi hạch dưới lưỡi, nổi hạch góc hàm, nổi hạch cổ kèm theo dấu hiệu bị nhiệt miệng thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng và nhiễm trùng. Hoặc nổi hạch dưới lưỡi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không? 1

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không?

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lưỡi

Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này:

  • Hút thuốc lá: Không chỉ gây hại cho phổi, thuốc lá còn tác động xấu đến khoang miệng của những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá. Bởi trong thuốc lá có chất nicotin sẽ gây tổn thương cho bề mặt của niêm mạc lưỡi, từ đó gây lở loét và dần chuyển thành ung thư ác tính nếu không được điều trị.
  • Lạm dụng rượu bia: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư. Theo các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, trong 100 người mắc phải bệnh ung thư lưỡi thì có đến 70 – 80 người bị nghiện rượu. Những thành phần có trong bia rượu sẽ kích hoạt các gen tiền ung thư nếu dùng quá nhiều.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ: Làm việc trong môi trường có tia bức xạ hoặc là nạn nhân của các vụ đánh bom hạt nhân có tiếp xúc trực tiếp với tia bức xạ. Nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với người bình thường.
  • Tiền sử gia đình: Bên cạnh thói quen sinh hoạt hoặc những yếu tố từ môi trường sống thì bệnh ung thư lưỡi còn do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên đã từng bị bệnh ung thư lưỡi thì những thành viên còn lại đều có khả năng mắc bệnh.
  • Thói quen ăn uống: Việc nạp vào cơ thể những thực phẩm không lành mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến việc ức chế tế bào tiền ung thư hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Không phải tất cả các dưỡng chất đều có lợi cho cơ thể, có một số loại nếu sử dụng quá nhiều có thể khiến cơ thể mắc bệnh.
  • Virus HPV: Khi nhắc đến HPV thì nhiều người thường nghĩ đến các bệnh lý tại cơ quan sinh dục do loại virus này gây ra. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm khoa học và cho rằng virus HPV có thể gây ra bệnh ung thư lưỡi cho con người.

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không? 4

Hút thuốc là thường xuyên là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư lưỡi

Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi là gì?

Các triệu chứng của bệnh ung thư diễn ra khá rõ ràng, tuy nhiên lại dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý nhiệt miệng thường gặp. Do đó, nhiều người thường tỏ ra thờ ơ với những biểu hiện này. Triệu chứng của ung thư lưỡi thường biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi phát

Dưới đây là những triệu chứng mà bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn khởi phát có thể gặp phải:

  • Đau lưỡi: Là triệu chứng gặp đầu tiên khi cơ thể mắc bệnh. Bệnh nhân sẽ có cảm giác có dị vật trên lưỡi hoặc cảm giác bị mắc xương. Tuy nhiên, cơn đau ở mức độ nhẹ nên người bệnh ít quan tâm đến.
  • Nổi mảng trắng: Xuất hiện các mảng trắng bám chặt vào lưỡi và có xu hướng lan dần ra xung quanh. Bên cạnh đó, những mảng này còn làm cho lưỡi bị chảy máu nhưng không rõ lý do.
  • Nổi hạch: Triệu chứng nổi hạch thường không phổ ở mọi người bệnh. Nổi hạch dưới lưỡi hay hạch cổ chỉ nổi rõ khi vi khuẩn hoặc virus đã thoát ra khỏi hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể và tấn công đến hàng rào bảo vệ thứ hai là hạch. Hạch thường sưng cứng và nổi rõ lên trên bề mặt da.

Tìm hiểu thêm: Trực tràng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không? 2
Đau lưỡi là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh bắt đầu rõ ràng hơn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Những triệu chứng của ung thư lưỡi ở giai đoạn toàn phát mà bệnh nhân có thể gặp phải là:

  • Tình trạng đau lưỡi vẫn tiếp tục với cường độ và tần suất cao hơn, gây cản trở cho hoạt động nói và nhai. Nếu người bệnh ăn thức ăn cay có thể làm cơn đau lan sang tai.
  • Miệng tiết nước bọt nhiều hơn, chảy máu trong miệng và sẽ thấy máu lẫn với nước bọt khi khạc nhổ.
  • Miệng có mùi hôi: Các tế bào lưỡi đang chết dần và bắt đầu giai đoạn phân huỷ nên miệng sẽ có mùi hôi khó chịu.
  • Nói và nuốt khó: Đây là triệu chứng mà bệnh nhân ung thư lưỡi thường gặp. Nguyên nhân của biểu hiện này là do hàm khi chuyển khó khăn.
  • Sụt cân: Bệnh nhân ung thư lưỡi thường chán ăn, ăn không ngon miệng do lưỡi gặp vấn đề, điều này khiến người bệnh bỏ ăn và gây ra sụt cân.
  • Xuất hiện vết lở loét trên bề mặt lưỡi: Các vết lở loét phát triển với kích thước khác nhau và lan ra xung quanh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của lưỡi. Phía trên của vết loét là một lớp da mỏng nên dễ bị chảy máu. Một số ca bệnh không có vết lở loét nhưng lại xuất hiện các khối u nhọt và chảy dịch trắng ra khi chạm sâu vào nó.

Giai đoạn tiến triển

Ở giai đoạn tiến triển, ung thư lưỡi có tốc độ phát triển rất nhanh và theo chiều hướng tồi tệ. Các vết loét đã ăn sâu vào lưỡi khiến cho người bệnh bị đau đớn dữ dội, gây chảy máu lưỡi và nhiễm khuẩn. Vết hoại tử ngày càng to hơn và khiến miệng có mùi hôi thối vô cùng khó chịu.

Trong giai đoạn này, khi thăm khám sẽ gây ra đau đớn cho người bệnh nên đôi khi bác sĩ phải sử dụng thuốc gây tê.

Giai đoạn cuối

Trong giai đoạn cuối của bệnh, các triệu chứng bệnh đã lên đến đỉnh điểm với mức độ vô cùng trầm trọng:

  • Rối loạn tiêu hoá: Bệnh nhân có cảm giác ăn nhanh no, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, đi ngoài có máu…
  • Mệt mỏi: Cơ thể của người bệnh ngày càng suy nhược khiến họ thường xuyên thấy mệt mỏi với cường độ tăng dần.
  • Sụt cân nhanh chóng: Người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống do đau đớn nên họ sụt cân rất nhanh và nhiều.
  • Tổn thương lưỡi: Vùng lưỡi là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, phía dưới lưỡi, đầu lưỡi và bề mặt lưỡi cũng bị tổn thương nghiêm trọng.

Nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi không? 4

>>>>>Xem thêm: Bà bầu có được dùng kem dưỡng da Johnson Baby hay không?

Bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng do khó ăn uống

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc nổi hạch dưới lưỡi có phải là dấu hiệu cảnh bảo bệnh ung thư lưỡi hay không. Ung thư lưỡi là căn bệnh ác tính và gây ra nhiều triệu chứng cũng như biến chứng nặng nề cho người bệnh. Vì thế, bạn cần nắm được những yếu tố nguy cơ của bệnh để phòng tránh hiệu quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:hạchNổi hạchCơ thể người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *