Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim?

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim?

Phân suất tống máu là một chỉ số trong siêu âm tim. Chỉ số quan trọng này đại diện cho chức năng co bóp thất trái và được dùng phổ biến trong những nghiên cứu lâm sàng nhằm chọn lọc bệnh nhân, đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng.

Bạn đang đọc: Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim?

Phân suất tống máu đóng vai trò then chốt trong quá trình siêu âm tim, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc đánh giá và quản lý bệnh suy tim, bao gồm chẩn đoán rối loạn chức năng cho đến đánh giá mức độ thành công của điều trị, theo dõi sức khỏe tim mạch. Đánh giá phân suất tống máu thường xuyên trở thành một phần không thể thiếu trong việc theo dõi tiến triển của bệnh nhân trong quá trình điều trị suy tim.

Khi nào nên siêu âm tim?

Tim là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm bơm máu để nuôi dưỡng cơ thể, giúp duy trì sức khỏe tổng thể. Quá trình bơm máu theo chu kỳ của tim là không thể thiếu để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Bất kỳ sự thay đổi nào về khả năng bơm máu của tim cũng đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của các hệ cơ quan quan trọng khác. Do đó, việc siêu âm tim là rất cần thiết để phát hiện bất thường và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 1

Siêu âm tim giúp mau chóng tìm ra bệnh lý về tim mạch

Siêu âm tim là gì? Đây là một phương pháp kiểm tra không xâm lấn, cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa những thông tin có giá trị về tình trạng sức khỏe của cơ quan tim trong khi không gây tổn hại cho sức khỏe của bệnh nhân hoặc gây khó chịu trong quá trình thực hiện.

Thông qua hình ảnh chi tiết từ việc siêu âm, bác sĩ có thể theo dõi cấu trúc, kích thước, nhịp tim và chức năng của tim. Cụ thể:

  • Phân tích cách tim hoạt động, co bóp và bơm để xác định bất kỳ sự bất thường nào;
  • Đánh giá kích thước, hình dạng và chuyển động bơm của thành tim;
  • Kiểm tra hoạt động của van tim có đảm bảo để duy trì lưu lượng máu tối ưu không;
  • Phát hiện sự bất thường, xác định có khối u hoặc nhiễm trùng xung quanh van tim, cơ tim hoặc mạch máu hay không.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim trong những trường hợp sau đây:

  • Khó thở: Xảy ra khi một người chỉ hoạt động nhẹ nhàng hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi. Đây là dấu hiệu báo động đỏ cần được siêu âm tim nhanh chóng, kịp thời.
  • Mệt mỏi dai dẳng: Cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi thường xuyên, bất kể mức độ hoạt động đều cần được kiểm tra thông qua siêu âm tim.
  • Nhịp tim không đều: Các dấu hiệu như rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim tăng đòi hỏi cần phải được đánh giá sớm.
  • Sưng và phù nề: Sưng và phù nề không rõ nguyên nhân ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim mạch tiềm ẩn.

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 2

Khó thở mệt mỏi cần được siêu âm tim sớm

​Phân suất tống máu là gì?

Phân suất tống máu (EF) là thước đo quan trọng đánh giá sức khỏe tim mạch, cung cấp những thông tin có giá trị về chức năng tim và hiệu quả điều trị. Có thể nói, bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng và tiền sử tim mạch, phân suất tống máu là yếu tố then chốt trong việc đánh giá chức năng tim.

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 3

Phân suất tống máu là yếu tố để đánh giá chức năng tim

Phân số tống máu, hay còn được gọi là chỉ số EF trong siêu âm tim, giúp định lượng lượng máu thực tế thoát ra khỏi tâm thất trái sau mỗi nhịp đập. Hay nói cách khác, chỉ số này đo tỷ lệ máu được bơm ra so với tổng lượng máu chứa trước đó trong tâm thất trái.

Trên toàn cầu, chỉ số phân suất tống máu trung bình dao động quanh mức 56%. Đáng chú ý, ở Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn ở mức 63 ± 7%.

Ở bệnh nhân suy tim, phân suất tống máu đóng vai trò là thước đo có ý nghĩa về hiệu quả điều trị. Xét nghiệm phân suất tống máu giúp xác định rối loạn chức năng tâm thu và đánh giá mức độ rối loạn chức năng thất trái. Chỉ số EF được cải thiện sẽ biểu thị tính hiệu quả của phương pháp điều trị đã chọn. Từ dữ liệu về phân suất tống máu, bác sĩ chuyên khoa có thể tinh chỉnh các kế hoạch điều trị để có kết quả tối ưu cho bệnh nhân.

Các giá trị của chỉ số phân suất tống máu trong siêu âm tim

Như đã đề cập bên trên, chỉ số phân suất tống máu trong siêu âm tim đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông tin có giá trị về tình hình sức khỏe tim mạch bình thường hay bất thường. Cụ thể:

Dấu hiệu rối loạn tâm thu

Ở người khỏe mạnh, chỉ số phân suất tống máu thường nằm trong khoảng 50 – 70%. Những thay đổi về các giá trị này trong quá trình siêu âm có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe tim mạch tiềm ẩn, đặc biệt là rối loạn chức năng tâm thu.

Tìm hiểu thêm: FPT Long Châu “trao Tết” đến mọi nhà

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 4
Đau tức ngực là dấu hiệu rối loạn tâm thu

Dấu hiệu cảnh báo chỉ số EF dưới 50%

Kết quả siêu âm tim cho thấy chỉ số phân suất tống máu dưới 50% là dấu hiệu cảnh báo đỏ cho thấy chức năng bơm máu của tim đang bị tổn hại, khó đáp ứng nhu cầu cung cấp máu cho cơ thể.

Cảnh báo chỉ số EF trên 75%

Khi giá trị phân suất tống máu vượt quá 75% có thể chỉ ra bệnh cơ tim phì đại.

Tình trạng này liên quan đến sự dày lên của thành tim, đặc biệt là ở tâm thất trái và phải, dẫn đến giảm thể tích buồng và thay đổi động lực bơm máu.

Nhìn chung, siêu âm tim là biện pháp chẩn đoán hiệu quả giúp cung cấp những thông tin có giá trị theo thời gian thực về hiệu quả bơm máu của tim. Việc xác định những thay đổi trong giá trị phân suất tống máu cho phép bác sĩ can thiệp sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp. Đồng thời, việc quản lý sức khỏe một cách chủ động có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 5

Phân suất tống máu được nhận biết qua việc siêu âm tim

Làm gì khi phân suất tống máu giảm?

Chỉ số phân suất tống máu giảm sẽ càng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì bác sĩ chuyên khoa sẽ tùy vào mức độ giảm của phân suất tống máu mà đưa ra những khuyến cáo phù hợp. Cụ thể

Hạn chế muối

Việc giảm phân suất tống máu sẽ ảnh hưởng đến khả năng bơm máu hiệu quả của tim. Do đó, bệnh nhân cần có biện pháp phù hợp giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường sức khỏe tổng thể của tim. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế muối để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng. Lượng muối dư thừa sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm trầm trọng thêm những thách thức do tình trạng phân suất tống máu giảm.

phan-suat-tong-maPhân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 6u-la-gi-vi-sao-chi-so-nay-lai-quan-trong-trong-sieu-am-tim 1.webp

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn để giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của tim

Điều trị bằng thuốc

Kế hoạch điều trị có thể bao gồm các loại thuốc được kê đơn. Bên cạnh thuốc, người bệnh còn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và các hoạt động để góp phần cải thiện tình trạng giảm phân suất tống máu.

Kiểm soát lượng dịch vào cơ thể

Kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể là yếu tố then chốt trong việc làm giảm bớt gánh nặng cho tim. Lượng dịch lớn sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim.

Vận động, rèn luyện cơ thể hợp lý

Tham gia tập thể dục thường xuyên, phù hợp sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đối với chức năng tim và phân suất tống máu.

Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim? 7

>>>>>Xem thêm: Cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ dễ áp dụng và hiệu quả cực cao

Tập thể dục 30 phút ngày để có trái tim khỏe mạnh

Tóm lại, phân suất tống máu là chỉ số vô cùng quan trọng trong đánh giá chức năng tim cũng như đánh giá hiệu quả điều trị suy tim. Khi chỉ số phân suất tống máu giảm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng suy tim nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, hoặc khi bác sĩ nghi ngờ có bất thường, bệnh nhân cần thăm khám ngay cũng như tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch tối ưu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Bệnh tim bẩm sinhBệnh timThông tin sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *