Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh

Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh

Mặc dù vẹo cổ ở trẻ sơ sinh không gây cảm giác đau đớn nhưng tình trạng này có thể tạo ra khó khăn trong việc vận động, quá trình xoay cổ hoặc quay đầu sang hai bên cho bé. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây để nắm được dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh

Chứng vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính thường liên quan đến vấn đề trong các nhóm cơ ức đòn chũm ở vùng cổ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho trẻ và để lại những hậu quả tiêu cực trong quá trình phát triển của trẻ.

Chứng vẹo cổ bẩm sinh là thế nào?

Chứng vẹo cổ bẩm sinh là một tình trạng mà đầu của trẻ bị nghiêng về một bên, đồng thời cằm quay hướng khác. Mặc dù nhìn thì nó có vẻ gây ra nhiều đau đớn, nhưng thực tế trẻ lại không cảm nhận được sự đau này.

Khi trẻ mới sinh ra với tình trạng nghiêng đầu này được gọi là chứng vẹo cổ bẩm sinh. Cũng có một tình trạng liên quan là chứng vẹo cổ hình thành, có thể phát triển sau khi trẻ chào đời, khiến cằm và đầu quay về một hướng cụ thể.

Theo nghiên cứu, cứ mỗi 250 trẻ sơ sinh sẽ có khoảng một trẻ mắc chứng vẹo cổ. Đồng thời, 10 – 20% trẻ mắc chứng vẹo cổ cũng có khả năng phát triển tình trạng loạn sản xương hông, làm biến dạng khớp háng của trẻ.

Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh 1

Nhiều trẻ em gặp tình trạng vẹo cổ bẩm sinh khiến cha mẹ lo lắng

Nguyên nhân gây ra chứng vẹo cổ bẩm sinh

Chứng vẹo cổ bẩm sinh thường xuất phát từ sự bó chặt của cơ nối giữa xương ức và xương đòn với hộp sọ của trẻ, được biết đến là cơ ức đòn chũm. Sự bó chặt này có thể phát triển do tư thế nằm trong tử cung của người mẹ, nơi đầu của trẻ nghiêng về một bên hoặc có thể xuất phát từ tổn thương cơ xảy ra trong quá trình sinh nở.

Một nguyên nhân khác ít phổ biến hơn chính là sự bất thường khớp nối sọ-cổ của trẻ. Xương cổ có thể hình thành không bình thường, cũng có thể hợp nhất (dính lại) hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên. Trong lĩnh vực y học, tình trạng này thường được gọi là hội chứng Klippel-Feil.

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định xem nguyên nhân của chứng vẹo cổ bẩm sinh có phải là hội chứng Klippel-Feil hay không. Điều này quan trọng vì nhiều trẻ mắc hội chứng này thường có các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là về thận và thính giác. Có thể gặp trường hợp một số bài tập kéo giãn chữa vẹo cổ được đề xuất cho chứng vẹo cổ bẩm sinh không chỉ không hiệu quả mà còn có thể tạo ra nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ mắc hội chứng Klippel-Feil.

Trong một số trường hợp hiếm, chứng vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ có thể là kết quả của yếu tố di truyền hoặc một tình trạng y tế nghiêm trọng như khối u tuỷ sống hoặc u ở não, gây tổn thương nặng nề cho hệ thần kinh và cơ.

Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh 2

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết tình trạng vẹo cổ bẩm sinh

Để phát hiện có trẻ mắc chứng vẹo cổ bẩm sinh hay không thì có một phương pháp là quan sát tư thế đặc biệt của trẻ. Trẻ mắc chứng vẹo cổ bẩm sinh thường có xu hướng nghiêng đầu về một bên và có thể thể hiện sự hạn chế trong các cử động cổ. Một dấu hiệu khác của chứng này là sự hình thành một vết sưng nhỏ (bướu) ở cạnh cổ trẻ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh mắc chứng vẹo cổ bẩm sinh cũng có thể phát triển chứng đầu lép, thể hiện sự không đối xứng trong hình dạng đầu khi trẻ thường xuyên ngủ với đầu nghiêng về một bên. Thường thì chứng vẹo cổ bẩm sinh được chẩn đoán trong hai tháng đầu sau khi trẻ chào đời. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán như chụp X-quang cổ để xác định loại vẹo cổ mà trẻ mắc phải.

Ngoài việc thực hiện khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm khác như siêu âm thận hoặc vùng chậu, tùy thuộc vào loại vẹo cổ cụ thể mà trẻ đang phải đối mặt.

Tìm hiểu thêm: Quy trình khám bệnh nhân suy tim diễn ra như thế nào? 

Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh 3
Trẻ bị chứng vẹo cổ bẩm sinh thường nghiêng đầu sang một bên khi nằm

Phương pháp điều trị vẹo cổ bẩm sinh

Để giải quyết tình trạng vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể đưa bé đến thăm khám tại bệnh viện để được nhà trị liệu vật lý hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình can thiệp.

Thông thường, quá trình điều trị cho tình trạng vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ bao gồm các bài tập kéo căng và định vị lại cổ. Việc thực hiện những bài tập này cần được lặp lại nhiều lần trong ngày. Ưu điểm lớn của phương pháp này là tính đơn giản, tuy nhiên việc thực hiện cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Đối với trẻ mắc chứng vẹo cổ bẩm sinh, có thể tạo cơ hội để trẻ quay đầu về phía một hướng mà trẻ thường ít quay đầu. Ví dụ, nếu trẻ gặp khó khăn khi quay đầu về bên phải thì hãy đặt bé vào cũi và đứng về phía bên phải của trẻ để kích thích trẻ quay đầu theo hướng đó. Ngoài ra, để bé nằm sấp khi thức sẽ hỗ trợ trong việc phát triển các cơ ở cổ.

Thời gian cần để đạt được hiệu quả điều trị cho chứng vẹo cổ bẩm sinh ở trẻ có thể là vài tuần, miễn là bệnh được phát hiện kịp thời. Thời điểm điều trị tốt nhất là khi trẻ đạt 2 hoặc 3 tháng tuổi. Việc thực hiện các bài tập điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng. Lý tưởng nhất, tình trạng vẹo cổ bẩm sinh nên được cải thiện hoàn toàn trước khi trẻ đạt 1 tuổi.

Tuy nhiên, nếu sau 18 tháng tuổi, cơ không thể trở lại chiều dài bình thường và phạm vi chuyển động của trẻ vẫn bị hạn chế thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình là lựa chọn thích hợp. Bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật để kéo dài cơ, khoảng 15% trường hợp vẹo cổ bẩm sinh cần phải thực hiện phẫu thuật này.

Vẹo cổ không mang lại cảm giác đau đớn nhưng nó có thể ảnh hưởng đến diện mạo của bé, hơn nữa trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi xoay đầu. Vì vậy, hãy quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ, nếu bạn có nghi ngờ về bệnh thì hãy đưa bé đi thăm khám và điều trị ngay. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi chính là một biện pháp phòng ngừa quan trọng để ngăn chặn bệnh lý vẹo cổ ở trẻ nặng hơn.

Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh 4

>>>>>Xem thêm: Sau khi cắt polyp tử cung có mọc lại không?

Cha mẹ cần cho con thăm khám và điều trị vẹo cổ bẩm sinh từ sớm

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin hữu ích về chứng vẹo cổ bẩm sinh và cách chăm sóc trẻ mắc vẹo cổ bẩm sinh. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp phụ huynh đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Trẻ sơ sinhdị tật bẩm sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *