Bé bị nhiệt miệng hôi miệng nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Bé bị nhiệt miệng hôi miệng nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Bé bị nhiệt miệng hôi miệng thường liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, dị ứng hoặc có liên quan đến hệ tiêu hóa. Các phụ huynh có thể yên tâm, vì đây không phải là bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bạn đang đọc: Bé bị nhiệt miệng hôi miệng nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Nhiệt miệng hôi miệng ở bé là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bé bị nhiệt miệng hôi miệng thường gây khó chịu, cảm giác đau rát, mất hứng thú với thức ăn và quấy khóc. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chứng nhiệt miệng, hôi miệng ở trẻ và cách chữa trị nhé!

Những nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng hôi miệng

Nhiệt miệng hôi miệng bắt đầu bằng sự xuất hiện của các đốm trắng loét kèm theo viêm đỏ xung quanh. Vài ngày sau các đốm trắng sẽ vỡ bọc nước và gây loét miệng. Các vết viêm loét thường xảy ra ở môi và lợi, mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể gia tăng nếu không có phương án điều trị kịp thời. Nhiệt miệng, hôi miệng gây khó chịu cho trẻ nhưng không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên ba mẹ có thể an tâm.

Các nguyên nhân phổ biến dế khiến bé bị nhiệt miệng hôi miệng ba mẹ có thể lưu ý như:

  • Phần lớn trẻ bị nhiệt miệng đều xuất phát từ sự suy yếu hệ miễn dịch do căng thẳng, bệnh tật, ăn uống thiếu chất…
  • Niêm mạc bị tổn thương do bị vật cứng, nhọn (đũa, dĩa, xương…) đâm vào hoặc bé vô tình cắn phải môi, làm rách niêm mạc miệng.
  • Trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay nóng… dẫn đến nhiệt miệng hôi miệng.
  • Trẻ bị sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng… mà khả năng vệ sinh răng miệng còn kém cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.
  • Trẻ bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc nấm, bị suy giảm chức năng gan, các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc hệ tiêu hóa.

Thiếu dinh dưỡng (thiếu vitamin C, B12, sắt, kẽm) cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng hôi miệng ở trẻ.

Nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị nhiệt miệng hôi miệng 1

Nguyên nhân bé bị hôi miệng nhiệt miệng

Nhận biết trẻ bị nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó chịu cho trẻ. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ ba mẹ quan sát thấy các dấu hiệu nhiệt miệng hôi miệng nên điều trị sớm cho trẻ. Nếu để tình trạng nhiệt miệng diễn ra lâu ngày trẻ có thể sẽ bị sụt cân, gầy yếu, đau đớn và khó chịu.

Ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết bé bị nhiệt miệng hôi miệng thông qua các dấu hiệu như sau:

  • Quan sát thấy những đốm trắng, vết viêm loét kèm theo sưng đỏ trên niêm mạc hoặc môi.
  • Trẻ luôn tỏ ra khó chịu, quấy khóc, đau đớn khi ăn uống; vệ sinh răng hoặc ngay cả khi nói chuyện bình thường.
  • Trẻ tỏ ra khó chịu, nhạy cảm khi ăn đồ ăn nóng, lạnh, cay hoặc mặn.
  • Trẻ có biểu hiện biếng ăn, mệt mỏi, sụt cân, đầy hơi, tiêu hóa kém…
  • Miệng trẻ có những mùi hôi do các vết viêm loét gây ra.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi cả ngày, không có năng lượng để vui chơi.

Tìm hiểu thêm: Uống nước chanh giảm cân trước hay sau bữa ăn là tốt nhất?

Nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị nhiệt miệng hôi miệng 2
Thông qua các đốm trắng để nhận biết trẻ bị nhiệt miệng

Cách điều trị khi bé bị nhiệt miệng hôi miệng

Các triệu chứng của nhiệt miệng, hôi miệng sẽ tự biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần nhưng rất dễ tái phát nếu điều trị không đúng cách. Khi phát hiện trẻ bị nhiệt miệng ba mẹ cần có phương án điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ.

Ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng hôi miệng để có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị nhiệt miệng hôi miệng cho bé nhanh khỏi (khi bị nhẹ).

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng 4 lần/ngày hoặc cho bé súc miệng bằng nước ép củ cải 3 lần/ngày.
  • Cho trẻ uống nước ép cà chua từ 1 – 2 ly mỗi ngày cho đến khi các vết loét lành hẳn.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn hoặc dễ nuốt như: Cháo, súp…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi… giúp bé tăng sức đề kháng, chữa nhiệt miệng hiệu quả hơn.
  • Hạn chế cho bé ăn các món cay, mặn hoặc nóng và hạn chế ăn đồ ăn dễ làm tổn thương niêm mạc, nướu như các loại hạt, khoai tây chiên. Tốt nhất nên cho bé ăn các món mềm và thanh đạm.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần, mỗi lần nên cho trẻ ăn ít thức ăn để hạn chế các cơn đau rát. Ba mẹ không nên cho bé ăn thức ăn mới nấu xong vì còn quá nóng, sẽ gây ảnh hưởng đến các vết loét.
  • Mặc dù trẻ đang bị nhiệt miệng hôi miệng nhưng ba mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt.
  • Cho bé sử dụng một vài loại thuốc trị nhiệt miệng, kháng khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để các vết loét nhanh lành.

Nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị nhiệt miệng hôi miệng 3

>>>>>Xem thêm: Có nên sử dụng hạt chia khi gặp vấn đề táo bón không?

Hướng dẫn điều trị khi bé bị nhiệt miệng

Phương pháp phòng tránh nhiệt miệng hôi miệng cho bé

Để hạn chế tình trạng bé bị nhiệt miệng hôi miệng, ba mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ mỗi ngày để hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc.
  • Thay bàn chải định kỳ mỗi 3 – 4 tháng để đảm bảo vệ sinh cho bé,
  • Bổ sung đầy đủ vitamin C, B, sắt, kẽm cho bé thông qua các loại trái cây hoặc hoa quả tươi.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ…

Bài viết trên là những thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh khi bé bị nhiệt miệng hôi miệng ba mẹ có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang lại những thông tin sức khỏe hữu ích dành cho bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:hôi miệngTai mũi họngBệnh răng miệng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *