Khi bị tiêu chảy cần làm gì để bệnh không tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể? Cùng tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Bị tiêu chảy nên làm gì? Những cách giúp trị tiêu chảy hiệu quả
Tiêu chảy là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, bệnh lý hoặc cũng có thể do tâm lý căng thẳng. Thông thường, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài hoặc đi kèm với nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể và điều trị hiệu quả. Vậy khi bị tiêu chảy cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là tình trạng cơ thể đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Đây là một tình trạng phổ biến nhưng dễ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khi không được xử lý đúng cách.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy:
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Bệnh tiêu chảy thường do nhiễm khuẩn từ vi khuẩn, viêm nhiễm, hoặc ký sinh trùng trong thực phẩm hoặc nước uống.
- Ngộ độc thực phẩm: Việc ăn thực phẩm, nước uống bị đã nhiễm khuẩn hoặc chứa độc tố cũng sẽ gây ra tiêu chảy.
- Rối loạn vi sinh đường ruột: Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, từ đó gây ra tiêu chảy.
- Hội chứng ruột kích thích: Thay đổi thói quen ăn uống hoặc căng thẳng về tinh thần cũng sẽ góp phần dẫn đến tiêu chảy.
- Không hấp thụ đường: Một số người không thể hấp thụ đường như lactose, glucose-galactose, fructose,… cũng là đối tượng dễ bị tiêu chảy kéo dài.
Khi bị tiêu chảy nên làm gì để cải thiện?
Để điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc điều trị tiêu chảy. Bạn cần uống ít nhất một ly nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Bổ sung nước lọc, nước dừa tươi, oresol là những lựa chọn tốt nhất.
Oresol có chứa lượng muối, đường với nồng độ phù hợp, giúp đường ruột hấp thu nước và các chất điện giải tối đa. Ngoài ra, trường hợp trẻ nhỏ nhỏ bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn cung cấp nước và điện giải tốt nhất.
Nghỉ ngơi
Khi bị tiêu chảy sẽ đi kèm với cảm giác mệt mỏi, uể oải và mất sức. Bởi vậy, việc nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Khi bạn cảm thấy xuất hiện cơn đau bụng hoặc co thắt ruột, thì hãy đặt một cái khăn ấm hoặc chai nước ấm lên bụng sẽ giúp giảm đau tốt.
Tìm hiểu thêm: Top các sản phẩm sữa rửa mặt than hoạt tính được tin dùng hiện nay
Sử dụng búp hoặc lá ổi non
Búp hoặc lá ổi non chứa các hoạt chất có khả năng làm săn niêm mạc ruột, và ngăn chặn phân lỏng. Nấu nước lá ổi để trị tiêu chảy rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch lá ổi và đêm đi đun trong nước trong khoảng 30 phút. Sau đó, lọc nước và thêm một ít muối rồi uống.
Sử dụng lá mơ và nụ sim
Theo y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng và tính mát, khả năng tiêu viêm và sát khuẩn tốt. Cách nấu nước lá mơ và nụ sim cũng gần giống như nấu lá ổi. Bạn chỉ cần đun lá mơ và nụ sim đã được thái nhuyễn trong nước, sau đó lọc lấy nước để uống.
Nấu nước gạo rang
Nước gạo rang có khả năng làm dịu các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và đau bụng. Để nấu nước gạo rang, bạn cho một ít gạo, muối vào một cái chảo và rang cho đến khi hạt gạo ngả sang màu vàng. Sau đó, thêm nước vào chảo, đun sôi, và lọc lấy nước để uống.
Thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng trở nặng
Tiêu chảy gây khó chịu và có thể diễn tiến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám ngay để được điều trị sớm và đúng cách:
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày;
- Đau bụng dữ dội hoặc cảm thấy đau vùng trực tràng;
- Bị mất nước trầm trọng hoặc yếu, lả người;
- Sốt từ 39 độ C trở lên;
- Phân có máu hoặc màu đen,…
Bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
Khi bạn bị bệnh tiêu chảy, việc chọn thực phẩm phù hợp có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên ăn và hạn chế khi bị tiêu chảy:
Thực hiện chế độ ăn BRAT
Nếu bạn không biết khi bị tiêu chảy nên làm gì giúp nhanh giảm triệu chứng khó chịu thì hãy thử ngay chế độ ăn BRAT nhé!
- Chuối: Chuối chứa kali, giúp cung cấp các chất điện giải cần thiết cho cơ thể, có khả năng làm dịu niêm mạc ruột.
- Gạo: Gạo có tính bình, dễ tiêu hóa, giúp ngăn chặn tình trạng đi ngoài ra phân lỏng. Tuy nhiên, bạn nên tránh gạo nâu.
- Sốt táo: Sốt táo có tính dịu và dễ tiêu hóa. Chất pectin trong sốt táo sẽ giúp giảm số lần đi ngoài và làm chậm quá trình bài tiết.
- Bánh mì nướng: Bánh mì nướng chứa lượng lớn tinh bột và carbohydrate giúp giảm tiêu chảy và bổ sung chất dinh dưỡng.
Bổ sung thực phẩm giúp cải thiện tiêu chảy
Sữa chua: Sữa chua chứa khuẩn probiotic giúp ngăn ngừa tình trạng phân lỏng và cải thiện hệ tiêu hóa.
Nước chứa chất điện giải: Uống nước có chứa khoáng chất và chất điện giải như nước dừa, nước canh, nước bù điện giải và nước bù khoáng để ngăn mất nước.
>>>>>Xem thêm: Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc
Những thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như hạt, rau củ, và trái cây. Vì chúng có thể kích thích quá trình bài tiết và làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng.
Đồ uống chứa cồn và caffeine: Rượu, bia, caffeine, và các đồ uống có cồn khác có khả năng làm mất nước và làm cơ thể mệt mỏi.
Chất ngọt nhân tạo: Tránh các loại chất ngọt nhân tạo, kể cả kẹo cao su không đường, vì chúng có thể nhuận tràng hệ tiêu hóa.
Thực phẩm bị ôi thiu: Hạn chế ăn thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh hoặc để quá lâu. Tránh các loại thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, kem, bơ, sữa, và phô mai.
Việc tuân thủ chế độ ăn uống đúng và duy trì sự hydrat hóa cho dạ dày sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu chảy, ngăn ngừa mất nước quá mức. Trên đây là những thông tin giúp bạn để trả lời cho câu hỏi bị tiêu chảy nên làm gì. Nếu nhận thấy các triệu chứng ngày càng trở nặng, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:tiêu chảyBệnh về đường tiêu hóarối loạn tiêu hóa