Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

70% tất cả các ca được chẩn đoán bại não có nguyên nhân bẩm sinh. Với bệnh bại não bẩm sinh, việc xác định nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Khi một đứa trẻ bị bại não bẩm sinh có nghĩa là các sự kiện xảy ra trong quá trình mang thai hoặc khi sinh ra có thể gây ra bệnh bại não bẩm sinh. Mặc dù bệnh bại não bẩm sinh có thể không được chẩn đoán ngay lập tức nhưng tình trạng này tồn tại ngay từ khi sinh ra và có thể được phát hiện vài tháng hoặc nhiều năm sau đó.

Triệu chứng của trẻ bại não

Các triệu chứng bại não thường không rõ ràng ngay sau khi em bé chào đời. Chúng thường trở nên đáng chú ý và được phát hiện khi trẻ còn nhỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Chậm đạt được các mốc phát triển quan trọng. Ví dụ, không ngồi được khi 8 tháng hoặc không biết đi khi 18 tháng.
  • Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm.
  • Tay hoặc chân yếu.
  • Cử động bất thường, giật cục hoặc vụng về.
  • Chuyển động ngẫu nhiên, không kiểm soát được.
  • Đi nhón chân.
  • Một loạt các vấn đề khác về nuốt, nói, thị lực và khuyết tật học tập.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi đáng kể. Một số người chỉ gặp vấn đề nhỏ, trong khi những người khác có thể bị khuyết tật nặng.

Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa 1

Triệu chứng đầu tiên của trẻ bị bại não bẩm sinh là mất các mốc phát triển

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bại não bẩm sinh

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị bại não bẩm sinh là:

Sinh non

Trẻ sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ, đặc biệt nếu sinh trước tuần thứ 32 của thai kỳ, có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn mặc dù chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non đã được cải thiện rất nhiều trong nhiều thập kỷ qua.

Đa thai

Sinh đôi, sinh ba và các ca sinh đa thai khác có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn, đặc biệt nếu trẻ sinh đôi hoặc sinh ba chết trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh.

Nhiễm trùng khi mang thai

Nhiễm trùng có thể dẫn đến sự gia tăng một số protein gọi là cytokine lưu thông trong não và máu của em bé trong thai kỳ. Cytokine gây viêm, có thể dẫn đến tổn thương não ở trẻ. Mẹ bị sốt khi mang thai hoặc khi sinh cũng có thể gây ra vấn đề này. Một số loại nhiễm trùng có liên quan đến bại não bao gồm các loại virus như thủy đậu, rubella, cytomegalovirus (CMV) và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng nhau thai hoặc nhiễm trùng vùng chậu của mẹ.

Vàng da và vàng da nhân

Vàng da là hiện tượng da của trẻ sơ sinh có sắc vàng hơn bình thường do bilirubin tích tụ quá nhiều trong máu của em bé, thậm chí có thể dẫn đến vàng mắt. Khi bệnh vàng da nặng không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng vàng da nhân ở não và dẫn đến bại não. Một trong những nguyên nhân vàng da nhân là do sự khác biệt về nhóm máu ABO hoặc Rh giữa mẹ và con, khiến hồng cầu ở trẻ bị phá vỡ quá nhanh, dẫn đến vàng da nặng.

Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa 4

Nhận diện sớm trẻ bị vàng da

Tình trạng bệnh lý của người mẹ

Những bà mẹ có vấn đề về tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ hoặc co giật có nguy cơ sinh con mắc bệnh bại não cao hơn.

Biến chứng khi sinh

Nhau bong non, vỡ tử cung hoặc dây rốn quấn cổ khi sinh có thể làm gián đoạn việc cung cấp oxy cho em bé và dẫn đến bại não.

Do điều trị vô sinh

Phương pháp điều trị vô sinh bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART): Trẻ em sinh ra từ việc mang thai do sử dụng một số phương pháp điều trị vô sinh có nguy cơ mắc bại não cao hơn. Hầu hết nguy cơ gia tăng là do sinh non hoặc sinh đa thai đều gia tăng ở những trẻ được thụ thai bằng phương pháp điều trị vô sinh ART.

Tìm hiểu thêm: Xương lồi sau đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa 2
Phương pháp điều trị vô sinh ART làm tăng nguy cơ sinh ra trẻ bị bại não

Phòng ngừa bại não bẩm sinh

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây bại não bẩm sinh vẫn chưa được biết đầy đủ, đồng nghĩa với việc hiện tại có rất ít biện pháp được thực hiện để ngăn chặn bệnh. Bại não liên quan đến di truyền là không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, có những biện pháp có thể thực hiện trước và trong khi mang thai, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển, bao gồm cả bại não.

Trước khi mang thai

Việc chuẩn bị sức khỏe cho người mẹ trước khi mang thai rất quan trọng:

  • Hãy khỏe mạnh nhất có thể trước khi mang thai và đảm bảo rằng mọi bệnh nhiễm trùng ở người mẹ đều được điều trị hoặc tình trạng sức khỏe được kiểm soát.
  • Tiêm vắc xin cho một số bệnh (chẳng hạn như thủy đậu và rubella) có thể ngăn ngừa chúng gây hại cho thai nhi đang phát triển.
  • Nếu phương pháp điều trị vô sinh bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) được sử dụng để mang thai, hãy xem xét các cách để giảm nguy cơ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn), chẳng hạn như chỉ chuyển một phôi mỗi lần.

Trong khi mang thai

Thực hiện các bước để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa bại não bẩm sinh:

  • Người mẹ nên được chăm sóc trong thai kỳ thường xuyên, vì sức khỏe của bạn và của thai nhi đang phát triển.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển của bạn.
  • Liên hệ với bác sĩ sản khoa nếu bạn bị ốm, sốt hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác trong thai kỳ.
  • Tiêm phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất giúp bạn chống lại căn bệnh nghiêm trọng do cúm. Tiêm phòng cúm có thể bảo vệ phụ nữ mang thai và thai nhi, cả trước và sau khi sinh.
  • Nếu có sự khác biệt về nhóm máu hoặc sự bất đồng Rh giữa mẹ và con có thể gây ra bệnh vàng da và vàng da nhân. Thai phụ nên biết nhóm máu của mình và hỏi ý kiến bác sĩ. Các bác sĩ có thể điều trị cho người mẹ bằng globulin miễn dịch Rh (“Rhogam”) khi mang thai 28 tuần và điều trị lại ngay sau khi sinh để ngăn ngừa bệnh vàng da nhân xảy ra.
  • Hỏi bác sĩ về cách xử trí nếu bạn có nguy cơ sinh non. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng magie sulfat trước khi dọa sinh non sớm sẽ làm giảm nguy cơ bị bại não ở những trẻ sơ sinh sống sót.

Bại não bẩm sinh: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa 3

>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Phương pháp điều trị vi khuẩn HP

Tiêm vắc xin phòng cúm có lợi cho mẹ và bé

Sau khi em bé được sinh ra

Người mẹ cũng như người nhà nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nắm rõ các dấu hiệu của chuyển dạ sinh non hoặc bất thường trong thai kỳ như ra máu, đau bụng dữ dội, vỡ ối,… để kịp thời đưa sản phụ đến cơ sở y tế tránh các biến chứng khi sinh.
  • Bất kỳ em bé nào sinh ra cũng có thể bị vàng da. Con bạn nên được kiểm tra bệnh vàng da tại bệnh viện và kiểm tra lại trong vòng 48 giờ sau khi rời bệnh viện. Hãy hỏi bác sĩ về xét nghiệm bilirubin trong máu của trẻ cũng như cách chăm sóc và theo dõi mức độ vàng da của trẻ tại nhà.

Thời điểm tổn thương não xảy ra sẽ quyết định việc đứa trẻ bị bại não bẩm sinh hay mắc phải bại não sau khi sinh. Bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước, trong khi mang thai và sau khi sinh để hạn chế thấp nhất nguy cơ em bé mắc bại não. Vì triệu chứng của bệnh có thể biểu hiện hoặc được phát hiện muộn nên việc quan sát và nhận biết sớm các triệu chứng là vô cùng cần thiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:bại nãodị tật bẩm sinhTrẻ sơ sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *