Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ

Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với thể chất cũng như tinh thần. Đối với người trưởng thành, thời gian ngủ thích hợp mỗi ngày là 7 tiếng và giảm dần khi số tuổi tăng lên. Việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái và đạt hiệu suất cao hơn trong công việc, học tập. Tuy nhiên không ngủ có chết không? Vì sao?

Bạn đang đọc: Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ

Không ngủ trong thời gian ngắn khiến tinh thần sa sút, mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc thậm chí rối loạn tâm thần. Vậy không ngủ có chế không? Thiếu ngủ có gây hại đến sức khỏe không?

Tác hại khôn lường khi thiếu ngủ

Trước khi giải đáp câu hỏi không ngủ có chết không bạn cũng cần nắm rõ tác hại khi thiếu ngủ thường xuyên. Những thói quen xấu hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, ví dụ như thức khuya, ngủ không đúng giờ, không nghỉ ngơi buổi trưa, ngủ ở chỗ lạ, tư thế ngủ không thoải mái, xem tivi, điện thoại quá nhiều trước khi ngủ,… Việc thiếu ngủ trầm trọng gây nhiều vấn đề về sức khỏe, điển hình có thể kể đến như:

Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt: Hầu hết mọi người sau một đêm mất ngủ hoặc thiếu ngủ, ngủ ít đều có biểu hiện tâm lý cáu kỉnh, dễ nổi giận do sự thay đổi hormone.

Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ 1

Không ngủ có chết không? Không ngủ dẫn đến thiếu ngủ và khiến cho tâm trạng căng thẳng, dễ nổi giận, cáu gắt,…

Ảnh hưởng xấu đến làn da: Ngủ không đủ giấc, mất ngủ hoặc ngủ không ngon đều có thể ảnh hưởng đến làn da, cụ thể như mắt sưng, thâm quầng mắt, nếp nhăn, da xỉn màu, thiếu sức sống,… Nguyên nhân là do khi này cơ thể giải phóng lượng lớn hormone cortisol hơn thông thường phá vỡ các phân tử collagen dưới da. Thức khuya, thiếu ngủ thời gian dài còn có thể làm da lão hóa nhanh hơn rất nhiều.

Suy giảm trí nhớ: Khi ta ngủ não sẽ củng cố trí nhớ và chuyển những thông tin nhận được trước đó vào vùng vỏ não để lưu trữ ký ức lâu dài hơn. Điều này được thực hiện hiệu quả nhất khi bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc. Vì vậy nếu bị thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn, thậm chí người trẻ tuổi cũng có thể bị giảm trí nhớ khi thiếu ngủ thời gian dài.

Tăng nguy cơ trầm cảm: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị trầm cảm lo âu thường ngủ ít, cụ thể là ít hơn 6 tiếng/đêm. Việc thiếu ngủ nhiều có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm và khiến tinh thần căng thẳng hơn.

Tăng cân: Không ngủ có chết không? Điều này còn tùy thuộc vào việc không ngủ trong bao lâu. Nếu bạn chỉ bị thiếu ngủ, ngủ ít mỗi đêm thì nguy cơ tử vong không cao, tuy nhiên lại dễ mắc nhiều bệnh khác, trong đó có béo phì. Thiếu ngủ kích thích cảm giác thèm ăn trong cơ thể và khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân nhanh – tiền căn nguy hiểm của bệnh béo phì.

Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ 2

Thiếu ngủ kích thích cơn thèm ăn và khiến bạn nhanh tăng cân

Không ngủ có chết không?

Chia sẻ về việc không ngủ có chết không, các chuyên gia cho biết không ngủ có thể gây tử vong trực tiếp do các bệnh lý gây mất ngủ hoặc các bệnh phát sinh khi không ngủ trong thời gian dài. Đầu tiên, tình trạng mất ngủ nặng dẫn đến tử vong có tính di truyền và có thể liên quan đến bệnh di truyền hiếm gặp, rối loạn vận động, cụ thể như sau:

  • Không ngủ có chết không? Mất ngủ tử vong có tính gia đình khi đột biến nhiễm sắc thể trội trong bộ gen PrP, thường khởi phát ở độ tuổi khoảng 40. Các triệu chứng của căn bệnh hiếm gặp này gồm có khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ tăng dần gây suy giảm nhận thức và các triệu chứng thuộc về tình trạng rối loạn thị giác.
  • Mất ngủ gây tử vong tản phát là do đột biến thiếu gen PrP thường khởi phát sớm hơn và cũng gây triệu chứng mất ngủ, suy giảm nhận thức ở người bệnh.
  • Bên cạnh đó, việc không ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài cũng dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe như trầm cảm, đau đầu mạn tính, thoái hóa, ngộ độc tế bào. Biến chứng nguy hiểm hơn khi không ngủ dài ngày là bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường – những yếu tố tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Các nhóm thuốc trị cảm cúm và lưu ý khi sử dụng

Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ 3
Thiếu ngủ dài ngày có thể dẫn đến đột quỵ

Làm thế nào để nhận biết tình trạng mất ngủ?

Bên cạnh giải đáp thắc mắc không ngủ có chết không bạn đọc cũng cần chú ý theo dõi giấc ngủ của mình và nhận biết sớm tình trạng mất ngủ, từ đó có cách khắc phục hiệu quả. Người được nhận định bị mất ngủ khi có 3 triệu chứng sau:

  • Mất hơn 30 phút nằm trên giường nhưng không thể đi vào giấc ngủ, sau đó kiệt sức mới và chuyển sang giai đoạn ngủ mơ màng.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn liên tục bởi giấc mơ, cảm giác mộng mị, tiểu đêm,… nên không duy trì được giấc ngủ bình thường, xuyên suốt.
  • Sau mỗi giấc ngủ cơ thể không cảm thấy thoải mái, sảng khoái mà mệt mỏi, uể oải hoặc suy sụp tinh thần.

Khi bị mất ngủ bạn có thể tham khảo thực hiện một số biện pháp cải thiện dưới đây để dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.

  • Không nên hoạt động nhiều hoặc hoạt động mạnh trước khi đi ngủ vì gây tăng năng lượng, kích thích cơ thể tiết nhiều cholesterol hơn và dẫn đến khó ngủ.
  • Hãy cố gắng giảm thiểu tối đa áp lực, căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống hàng ngày để giấc ngủ không bị ảnh hưởng.
  • Luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh nhất có thể.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ 2 tiếng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, cân đối các nhóm dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm.
  • Vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ đấy.
  • Không lạm dụng thuốc ngủ trong bất kỳ trường hợp nào bởi tác dụng phụ nhiều, có thể khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu, dễ kích động, mệt mỏi, hay cáu gắt, tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn.
  • Thiền hoặc tập yoga nhẹ nhàng trước khi ngủ 10 – 15 phút sẽ giúp bạn dễ vào giấc hơn, giải tỏa phần nào áp lực, căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực.
  • Một cốc sữa nóng hoặc tắm dưới vòi sen ấm trước khi lên giường ngủ cũng là cách bạn nên thử để có giấc ngủ chất lượng hơn.

Không ngủ có chết không? Tác hại của việc thiếu ngủ 4

>>>>>Xem thêm: Pheochromocytoma là bệnh gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Thiền có tác dụng giải tỏa căng thẳng, hạn chế mất ngủ hiệu quả

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc không ngủ có chết không phụ thuộc vào mức độ mất ngủ và bệnh lý của mỗi người. Nếu bạn bị mất ngủ kinh niên, đã áp dụng nhiều cách nhưng vẫn không cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và tiến hành chữa trị nếu có bệnh lý nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Mất ngủChăm sóc giấc ngủRối loạn giấc ngủ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *