Nâng xoang là kỹ thuật cần nên được tiến hành trước khi thực hiện trồng răng implant đối với một số trường hợp nhất định. Phương pháp này giúp đảm bảo xương hàm đủ tiêu chuẩn để đáp ứng và nâng đỡ trụ implant lâu dài. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở nhé!
Bạn đang đọc: Sự khác nhau giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở
Nâng xoang kín và nâng xoang hở từ lâu đã dần trở thành hai phương pháp không thể thiếu trong quy trình cấy ghép implant. Bởi phương pháp này giúp ngăn chặn sự tác động của trụ implant ảnh hưởng làm tổn thương xoang hàm. Vậy 2 loại nâng xoang này khác nhau như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Nâng xoang kín là gì?
Nâng xoang kín là một kỹ thuật nha khoa mà bác sĩ sử dụng dụng cụ đặc biệt để tạo ra một lỗ nhỏ, đẩy vùng xoang của bệnh nhân lên đến độ cao phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch thêm một đường ở chân răng để bơm thêm xương vào bên trong.
Kỹ thuật nâng xoang kín thường được áp dụng cho các bệnh nhân mong muốn nâng xoang hàm lên đến độ cao vừa phải, không nhiều hoặc khi xoang hàm không sâu quá. Ngoài ra, nâng xoang kín cũng có thể được thực hiện đồng thời với việc cấy ghép Implant.
Nâng xoang hở là gì?
Nâng xoang hở là một kỹ thuật nha khoa trong đó bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để tạo một vết rạch cạnh phần nướu của răng. Vết rạch này thường có kích thước khá lớn, thường có dạng hình vuông hoặc hình tròn. Đây có thể được coi là sự khác biệt lớn giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở.
Vết rạch trong quá trình nâng xoang hở được tạo ra để bóc tách rõ các lớp mô, giúp phần xương hàm lộ ra. Bác sĩ sau đó thực hiện việc đưa xương vào bên trong thông qua vết rạch này. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng tiêu xương nặng do mất răng lâu năm và xoang hàm trễ sâu.
Đối tượng nên thực hiện nâng xoang
Thực tế, ở những người có xương hàm khỏe mạnh và không bị tiêu biến, quá trình cấy ghép Implant có thể được thực hiện mà không cần đến bất kỳ can thiệp nâng xoang hoặc ghép xương nào.
Tuy nhiên, khi xương hàm trên bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ chiều cao và diện tích cần thiết để cấy trụ Implant, quá trình nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở là cần thiết. Người bệnh cần lưu ý rằng kỹ thuật nâng xoang có nhiều nét tương đồng với ghép xương răng, nhưng nâng xoang chỉ được thực hiện khi cần bổ sung xương ở hàm trên.
Một số đối tượng sau đây cần nên thực hiện nâng xoang khi cấy ghép implant:
- Bị mất 1 hoặc nhiều răng hàm trên trong thời gian dài.
- Bị tiêu xương răng ở hàm trên.
- Xoang hàm trên có chiều cao không đủ.
- Thiếu hụt mật độ xương hàm từ khi mới sinh.
Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, xoang hàm phải ổn định và có đủ xương để tránh va chạm vào xoang. Để tình trạng này, bệnh nhân cần được kiểm tra mật độ xương và tình trạng xoang hàm trước khi thực hiện quá trình cắm trụ Implant.
Sự khác biệt giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở
Thông thường, các bác sĩ tư vấn cho người bệnh về kỹ thuật nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở trước khi thực hiện quá trình cấy ghép implant. Hai kỹ thuật này có những khác biệt về bản chất, phương pháp thực hiện và quy trình.
Nâng xoang kín
Nâng xoang kín là kỹ thuật nâng xoang từ bên trong, xương sẽ được bơm qua một lỗ nhỏ ở mô nướu ngay dưới chân răng, hạn chế được việc phải phẫu thuật quá nhiều. Khi đó, phần xương hàm sẽ được nâng lên, phần xương được lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang.
Kỹ thuật này phù hợp với những trường hợp xoang hàm trên hạ không quá thấp, lượng xương cần bổ sung không quá nhiều. Đồng thời xoang hàm cần đảm bảo các yêu cầu người bệnh có đáy xoang không bị gồ ghề, xơ dính, màn xoang không quá dày, không dị tật, không có dịch.
Tìm hiểu thêm: Kem nền và kem lót có gì khác nhau? Cách dùng kem nền và kem lót
Nâng xoang hở
Nâng xoang hở là quá trình điều trị được thực hiện tại khu vực nướu gần răng đã mất. Bác sĩ thường tiến hành việc rạch một vách ngăn ở vị trí này để mở rộng không gian và bơm thêm xương vào khu vực hàm. Vết rạch thường có kích thước lớn, đôi khi đòi hỏi phải cần loại bỏ một lớp mô để tiếp cận xương hàm.
Quy trình nâng xoang hở sẽ được tiến hành thực hiện trong những trường hợp khi mật độ xương quá mỏng hoặc khi xoang bị tụt quá sâu. Thông thường, nâng xoang hở sẽ được ưu tiên đối với nhóm đối tượng đã mất răng trong một khoảng thời gian dài, khi mức độ mất xương nghiêm trọng.
Nâng xoang có đau không?
Khi thực hiện nâng xoang nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật nha khoa và thuốc tê, quy trình này được thực hiện một cách nhanh chóng mà không gây đau đớn đối với bệnh nhân. Sau khi hết tác dụng của thuốc tê, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác ê ẩm nhẹ trong khoang miệng, nhưng thường sẽ chấm dứt sau vài ngày.
Quá trình nâng xoang thường được thực hiện trước khi cấy ghép Implant. Trong trường hợp nâng xoang kín, có thể tiến hành cấy ghép Implant ngay cùng một lúc. Đối với nâng xoang hở, thời gian chờ xương thích hợp đối với cơ thể có thể kéo dài lên đến 2 – 3 tháng.
Mặc dù nâng xoang là một kỹ thuật không quá phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi được thực hiện tại các nha khoa uy tín, đồng thời các các bác sĩ nâng xoang cần phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đủ. Nha khoa cũng cần trang bị máy móc hiện đại và thiết bị chuyên nghiệp để hỗ trợ tốt trong quá trình thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Cách test sốt xuất huyết tại nhà
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về sự khác nhau giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về phương pháp nâng xoang trong quá trình cấy ghép implant nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe răngBảo vệ răng miệngrăng miệng