Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng đến những vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm. Một trong những câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra là liệu răng đang đau có nhổ được không?
Bạn đang đọc: Liệu răng đang đau có nhổ được không?
Cơn đau răng có thể làm cho khó ăn uống, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc nhổ răng có thể xuất hiện như một lựa chọn hợp lý để giảm đau và khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau răng đều phù hợp để nhổ răng.
Vì sao bạn bị đau răng?
Nguyên nhân gây đau răng có thể xuất phát từ các yếu tố sau đây:
Sâu răng
Sâu răng là một vấn đề phổ biến do vi khuẩn gây nên. Khi bạn thường xuyên ăn thức phẩm chứa nhiều đường, axit và tinh bột mà không duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển trên bề mặt răng. Sau một thời gian, lỗ sâu răng xuất hiện, thường có màu vàng, nâu hoặc đen, và gây đau nhức, ảnh hưởng đến chức năng nhai và hoạt động ăn uống.
Viêm tủy răng
Tủy răng chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, được bao bọc bởi men và ngà răng. Khi răng bị sâu lâu ngày mà không được điều trị, nó có thể lan rộng vào tủy, gây ra viêm tủy răng. Đây là một tình trạng rất đau nhức và yêu cầu can thiệp điều trị ngay lập tức.
Răng sứt mẻ khó phục hồi
Răng có thể gãy mẻ sau một chấn thương hoặc tai nạn, ảnh hưởng đến tủy và gây đau nhức nặng. Trong trường hợp này, bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời.
Áp xe răng
Tình trạng này xuất hiện khi răng miệng bị nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn sản xuất độc tố dẫn đến sự tích tụ của mủ ở chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe răng có thể gây đau nhức, nóng sốt và mùi hôi khó chịu.
Răng khôn mọc ngầm
Răng khôn thường bắt đầu mọc vào độ tuổi trưởng thành. Vì chúng là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, có thể gây đau nhức và khó chịu. Răng khôn mọc ngầm thường xảy ra do thiếu không gian, gây nên cơn đau âm ỉ kéo dài, thậm chí có thể gây sưng viêm và sốt.
Khi nào nên nhổ răng?
Trong một số trường hợp cụ thể bạn nên xem xét việc nhổ răng.
Răng bị sâu nặng và có nguy cơ hỏng: Khi răng bị sâu răng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc răng và chức năng nhai, việc nhổ răng có thể được bác sĩ chỉ định. Sau khi nhổ răng, bạn có thể xem xét các phương pháp thay thế như cấy ghép implant hoặc trồng răng giả để khôi phục hàm răng.
Răng bị viêm tủy hoặc tủy bị hoại tử: Sâu răng không được điều trị kịp thời có thể tổn thương vào tủy răng, gây viêm tủy hoặc hoại tử tủy. Trong trường hợp này, việc nhổ răng có thể là lựa chọn tối ưu để ngăn ngừa sự lan truyền của viêm tủy và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Răng mọc lệch, mọc sai vị trí: Răng khôn thường mọc sau và thường không còn đủ không gian để mọc đúng vị trí. Răng khôn có thể mọc lệch, đâm vào răng cận bên, gây đau đớn và không thoải mái. Trong trường hợp này, việc nhổ răng khôn là chỉ định cần thiết.
Tìm hiểu thêm: 7 cách cải thiện sức khỏe gan bạn nên biết
Nhổ răng trước khi thực hiện niềng răng: Nếu bạn có cấu trúc răng chen chúc và răng mọc sai vị trí chuẩn bị thực hiện niềng răng. Trong quá trình chuẩn bị cho niềng răng, việc nhổ bớt răng có thể là cần thiết để tạo không gian cho quá trình chỉnh răng hiệu quả.
Răng bị viêm nha chu nghiêm trọng: Viêm nha chu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, góc răng, và xương hàm. Trong trường hợp nghiêm trọng và không thể điều trị, việc nhổ bỏ răng có thể cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của viêm nha chu và bảo vệ sức khỏe toàn bộ rãnh miệng.
Răng bị gãy, vỡ do tai nạn: Khi bạn gãy mất một số răng hoặc gãy răng quá nặng, đến mức không thể phục hình lại, việc nhổ răng và sau đó cân nhắc phục hình với răng giả có thể là giải pháp để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng nhai.
Răng đang đau có nhổ được không?
Câu hỏi răng đang đau có nhổ được không phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân của cơn đau răng. Dưới đây là hai trường hợp mà bạn có thể xem xét việc nhổ răng khi đang đau răng:
Trường hợp răng đau nhẹ: Nếu bạn bị đau răng do sâu răng hoặc vấn đề nhẹ, bác sĩ có thể giúp bạn giảm cơn đau bằng cách sử dụng thuốc tê hoặc tác động cận lâm sàng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, có thể có một cảm giác đau nhẹ, nhưng nó thường sẽ biến mất nhanh chóng trong một vài ngày.
>>>>>Xem thêm: Vitamin E uống ngày mấy viên và nên uống vào lúc nào?
Trường hợp răng đau nặng: Nếu bạn đang đau răng nặng, đặc biệt nếu có liên quan đến viêm nhiễm, thì cần thận trọng khi quyết định nhổ răng. Việc nhổ răng trong tình trạng này có thể không an toàn do nguy cơ nhiễm trùng hoặc không có tác dụng làm giảm đau. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ xem xét điều trị nhiễm trùng và kiểm tra vấn đề trước khi xem xét việc nhổ răng. Chỉ định nhổ răng có thể được thực hiện sau khi đã điều trị nhiễm trùng.
Khi xuất hiện cơn đau răng nặng gây khó chịu, tốt nhất là bạn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra chẩn đoán phù hợp. Việc đưa ra quyết định về việc nhổ răng hoặc thực hiện các biện pháp khác sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn và chỉ định từ bác sĩ. Không nên chủ quan bỏ qua các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: 3 mức độ sâu răng là gì? Cách điều trị như thế nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau răngNhổ răngBệnh răng miệng