Chúng ta thường hắt xì hơi, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, một số chị em đang mang thai lại hắt xì khá thường xuyên kèm theo cảm giác nhói bụng, khiến chị em lo lắng. Vậy tại sao mang bầu lại gặp tình trạng hắt xì hơi, bà bầu hắt xì bị nhói bụng có sao không?
Bạn đang đọc: Bà bầu hắt xì bị nhói bụng có phải do bệnh lý?
Mẹ bầu có thể bị hắt hơi liên tục khi mang thai nhưng kèm theo hiện tượng nhói bụng thì nên thận trọng vì có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nào đó. Vậy bà bầu hắt xì bị nhói bụng có nguy hiểm không? Là hiện tượng bình thường hay do bệnh lý và cách cải thiện như thế nào?
Tại sao bà bầu hay hắt xì hơi?
Nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng hắt xì nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do viêm mũi thai kỳ với biểu hiện chính là nghẹt mũi, hắt xì thường xuyên. Mẹ bầu có thể bắt đầu hắt xì vào bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai và thường kết thúc sau hai tuần “vượt cạn”.
Đến nay, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng mẹ bầu hắt xì. Tuy nhiên, có một vài suy đoán cho rằng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thai phụ gây nên tình trạng này.
Ngoài ra, những tác nhân sau đây cũng có thể gây ra tình trạng mẹ bầu hắt xì nhiều:
Bị cảm
Hắt xì là triệu chứng khá phổ biến của cảm lạnh, cảm cúm. Nếu hắt xì thường xuyên có thể làm mẹ bầu khó chịu. Thông thường, khi tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện ngay lập tức và chống lại nó. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm khi mang thai nên sẽ dễ bị nhiễm bệnh và bị cảm hơn bình thường.
Tuy nhiên, cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh khác nhau. Cảm lạnh sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng cảm cúm lại gây nên các tác hại nguy hiểm cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến não bộ,… Vì thế, nếu nghi ngờ bị cảm cúm, mẹ cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Dị ứng
Nếu trước đây mẹ bầu đã từng bị dị ứng với các chất gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi,… thì khi mang thai hiện tượng này vẫn có thể tiếp diễn.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thắc mắc hắt xì hơi có ảnh hưởng đến phôi thai không thì mẹ không cần quá lo lắng. Theo các nghiên cứu, tình trạng dị ứng không ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ, không đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Bà bầu hắt xì bị nhói bụng có sao không?
Thực tế, tình trạng mẹ bầu thường xuyên hắt xì hơi không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên thận trọng vì hắt xì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp như cảm cúm, hen suyễn,…
Nếu mẹ không may bị cảm cúm trong quá trình mang thai thì thai nhi sẽ bị nhiễm loại virus cúm từ mẹ.
Ngoài ra, tình trạng bà bầu hắt xì bị nhói bụng cũng thường xảy ra. Hành động hắt xì hơi gây nên cơn đau nhói ở vùng bụng, gọi là hiện tượng đau dây chằng tròn. Nhưng mẹ có thể yên tâm vì hiện tượng này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé mặc dù khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
Nếu mẹ hắt xì hơi với tần suất ít và không kèm theo các dấu hiệu như đau họng, ho, sốt,… thì tình trạng này không ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu hắt xì nhiều trong thời gian dài có thể gây ra một số tác động như gây ra những cơn co thắt dẫn đến dọa sảy thai, đẻ non, ảnh hưởng đến thai nhi vì gây tăng áp lực ổ bụng mạnh. Vì thế, bà bầu hắt xì bị nhói bụng hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Tuy chứng hắt xì ở phụ nữ mang thai không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng cũng khiến mẹ bầu lo lắng. Khi xuất hiện những biểu hiện sau, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp:
- Hắt xì liên tục, cảm thấy khó thở;
- Sốt trên 38 độ;
- Người bị mất nước;
- Mất ngủ, ăn không ngon;
- Đau ngực, thở khò khè;
- Ho ra chất nhầy có màu vàng hoặc màu xanh lá cây, quánh đặc như mủ.
Cách cải thiện chứng hắt xì hơi khi mang thai
Mặc dù tình trạng bà bầu hắt xì bị nhói bụng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng lại là điều phiền toái và khó chịu cho mẹ bầu. Vì thế, để cải thiện chứng hắt xì hơi thường xuyên khi mang thai, mẹ có thể làm thử những cách sau đây:
Tập thể dục thường xuyên: Việc vận động thường xuyên như tập thể dục sẽ giúp cơ thể của mẹ trở nên dẻo dai, khỏe mạnh hơn, đồng thời tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Tìm hiểu thêm: Cách bảo quản bơ trong ngăn đá được lâu và dễ làm
Vệ sinh đường mũi: Mẹ có thể vệ sinh mũi bằng cách sử dụng nước cất hoặc nước muối sinh lý. Khi mũi được thông thoáng sẽ cải thiện được tình trạng hắt xì.
Máy tạo độ ẩm: Nguyên nhân khiến mũi của mẹ nhạy cảm và hay hắt xì hơi có thể do không gian sống quá khô. Vì thế, mẹ có thể cải thiện độ ẩm trong căn phòng khi sử dụng máy tạo độ ẩm.
Máy lọc không khí: Mẹ hay bị dị ứng và thường xuyên hắt xì có thể do các tác nhân trong không khí như bụi, nấm mốc,… Để loại bỏ các tác nhân này, mẹ nên dùng một chiếc máy lọc không khí, sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Nếu mẹ bị dị ứng với các tác nhân gây dị ứng, mẹ nên đeo khẩu trang, đeo kính mát mỗi khi ra ngoài, không tiếp xúc với thú cưng, cần thay quần áo và vệ sinh cơ thể ngay khi trở về nhà.
Tiêm phòng cúm: Trước khi mang thai mẹ cần tiêm phòng cúm vì đây là điều cần thiết. Trường hợp mẹ chưa tiêm phòng, mẹ có thể gặp bác sĩ và hỏi ý kiến về việc tiêm phòng cúm trong khi mang thai.
Kiểm soát hen suyễn: Do bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hẳn được nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp kiểm soát hen suyễn hiệu quả, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Uống nhiều nước: Uống nước lọc hoặc tốt hơn là uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi và cải thiện tình trạng hắt xì hơi nhiều khi mang thai.
Dùng đai đeo bụng bầu: Với trường hợp bà bầu hắt xì bị nhói bụng, đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ. Mẹ có thể giảm đau mỗi khi hắt xì bằng cách dùng đai đeo bụng bầu.
Bổ sung vitamin C: Mẹ có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như ổi, đu đủ, cam, bưởi, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, khoai tây,…
>>>>>Xem thêm: Người bị bướu cổ ăn thịt bò được không? Thực phẩm nào tốt cho người bị bướu cổ?
Sử dụng thuốc điều trị: Có một số loại thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau và thuốc chống dị ứng được xem là an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu hắt xì bị nhói bụng như các tác nhân gây dị ứng, các vấn đề bệnh lý hay chỉ là hiện tượng thông thường. Tuy việc hắt xì không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhưng mẹ không nên chủ quan. Hãy đến cơ sở y tế khi gặp những biểu hiện bất thường để có phương pháp điều trị hợp lý.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Mang thaiSức khỏe sinh sản